D/ Gốc rễ văn hóa và tâm linh của cuộc Nam Tiến: đạo Phật tại miền Nam.
4/ Làm nổi bật vai trò của cư sĩ, phật tử tại gia như là thành phần chính yếu, quan trọng nhất trong Phật giáo.
trọng nhất trong Phật giáo.
Đây là cuộc cách mạng chưa từng xẩy ra trong Phật giáo thế giới và PGVN. Tin Lành đưa ra những cải cách giáo lý và đồng thời thực hiện một cải cách quan trọng trong chế độ tăng lữ là các tu sĩ có thể lập gia đình. Huỳnh Phú Sổ tuy có những cải cách quan trọng trong việc thực hành Phật pháp nhưng Ông không đưa ra một cải cách nào về nội dung Phật pháp, tuy nhiên ông lại thực hiện một cải cách đi xa hơn cả cuộc cách mạng của Tin Lành (so với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã) là Ông xây dựng một tông phái và một giáo hội chỉ gồm toàn những người Phật tử tại gia. Tuy Ông vẫn chủ trương tôn kính, thờ phụng Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) nhưng tông phái và giáo hội Phật giáo do Ông sáng lập chỉ gồm có Nhị Bảo, nghĩa là chỉ gồm có Đức Phật và Phật Pháp mà thôi, không có tăng già. Tuy Ông có phê bình những tăng sĩ hư đốn nhưng sự phê bình này so với sự phê bình của Thích Thiện Chiếu hay những tăng, ni, phật tử khác thì không có gì đáng kể và Ông cũng không loại bỏ tăng già ra khỏi đoàn thể "tu hiền" theo Phật pháp của Ông. Không những thế chính Ông là người sáng lập Hội Phật Giáo Liên Hiệp để đoàn kết tăng, ni, phật tử không phân biệt tông phái, hệ phái. Nhưng trong thực tế, đoàn thể tu học của ông, tạm gọi là một tăng thân (tăng thân nghĩa là một đoàn thể tu học), một đoàn thể tu học có đến cả triệu người tham gia, được đoàn ngũ hóa và có số lượng, chất lượng và sức mạnh hơn hẳn tất cả đoàn thể tu học khác trong thời đó (thập niên 40, 50) và nó chỉ không bằng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập đầu năm 1964 mà thôi, còn ngoài ra nó hơn hẳn tất cả giáo hội hay đoàn thể Phật giáo khác.
Ông không cấm cản, loại trừ sự tham dự của tăng, ni nhưng vì trong thực tế, không một tăng, ni nào tham gia đoàn thể tu học PGHH, và tất cả tín đồ PGHH đều là Phật tử tại gia, nên PGHH chỉ có nhị bảo và thiếu đi tăng bảo. Không một Phật tử nào có thể tưởng tượng một cái chùa mà không thình được thầy hay sư cô nào về trụ trì là mọi Phật tử cũng cảm thấy thiếu thốn người đại diện cho tam bảo, người truyền dạy phật pháp, người hướng dẫn tinh thần. Thế mà cách đây 50 năm Huỳnh Phú Sổ thành lập PGHH, một tông phái mới của PGVN, một đoàn thể tu học cả triệu người mà không cần đến một tăng sĩ nào cả. PGHH đã đứng vững, duy trì và phát triển được trong nửa thế kỷ vừa qua, dù họ luôn luôn bị đàn áp, bức hại, thua thiệt nhiều bề.
Không những thế PGHH còn trở thành một cộng đồng tu tập có chất lược cao hơn hầu như tất cả cộng động Phật giáo khác. Và sự trội vượt về chất lượng này hay ở cái chỗ là nó không thể hiện qua kinh sách, hình tướng, mà thể hiện trong đời sống tâm linh, tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, gia đình, xã hội của các tín đồ. Chỉ về miền Tây, đi sâu vào các làng PGHH thì sẽ thấy sự khác biệt so với các làng khác: ở đó người dân hiền lương, đạo đức hơn, các tệ đoan tôn giáo và xã hội như cúng kiếng, tế lễ linh đình, phí phạm, buôn thánh bán thần, mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, ăn nhậu đều rất ít so với các nơi khác. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh 50-75, các vùng PGHH là những ốc đảo an ninh, thanh bình trong một đất nước ngập tràn máu lửa, bắn giết, tang tóc, đau khổ. Rồi sau 75, cả đất nước từ Nam chí Bắc đều không tránh khỏi thảm họa sụp đổ về luân lý, đạo đức, nhân tính, sự dối trá, lường gạt, lừa đảo, tệ đoan xã hội, mê tín dị đoan lan tràn, nhưng ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trong các vùng PGHH lại là những nơi đa số dân chúng vẫn giữ được sự thuần hậu, chất phác lương thiện, hiền lành.
Chức năng chính của tôn giáo là gì? Là đưa ra một lý tưởng chân, thiện, mỹ để tín đồ noi gương học hỏi, tu tập, làm lành, lánh dữ. PGHH đã làm tròn chức năng cần thiết này của một tôn giáo, dù không có tầng lớp tăng lữ. Trong khi đó, có những tôn giáo khác, chính giai cấp tăng lữ đã trở thành một tập đoàn độc tài, chuyên chế, hủ hóa, tồi bài, cùm đầu tín đồ trong yếu hèn, nô lệ và xiềng xích nhân dân trong độc tài, áp bức, như trường hợp của giai cấp tăng lữ Bà La Môn giáo tại Ấn Độ và giai cấp tăng lữ Thiên Chúa giáo La Mã. Trong Phật giáo, tân tăng là sự cải cách cấp tiến nhất, mà Phật giáo Nhật Bản đã thực hiện từ thời Minh Trị Thiên Hoàng trong thế kỷ 19 (đa số tăng sĩ PGH tại Nhật đều là những người có vợ con), Trước khi Huỳnh Phú Sổ khai đạo PGHH một năm, vào tháng 8 năm 1938, trong tạp chí Phật học Tiến Hóa số tám của Hội Phật Học Kiêm Tế ở Rạch Giá, ký giả Giác Tha đã kêu gọi cải cách Phật giáo một cách triệt để, nghĩa là phải hủy bỏ hình thức đầu tròn áo vuông của tăng sĩ, thiết lập tân tăng như ở Nhật Bản. ông còn cho rằng việc này là thích hợp với đạo Phật, còn hình thức tôn giáo chỉ là cái lớp vỏ bên ngoài không quan trọng:
"Phật giáo muốn khỏi sa vào vòng tội ác của tôn giáo, muốn vĩnh viễn tồn tại cứu khổ cho thế gian, thì PGH phải hoàn toàn cải cách... Hiện nay nhân loại ham chuộng khoa học và triết lý mới, họ yêu cầu thực hiện hòa bình, hạnh phúc, là phải thời cho PG cởi bỏ cái lốt tôn giáo cũ đặng lòi cái mặt thật của mình" (Nguyễn Lang, Phật giáo Việgt Nam Sử Luận, q 3, t 45).
Bộ mặt thật của Phật giáo là gì? Đây là một câu hỏi thật quan trọng. Đạo Phật là một con đường tu học tâm linh, là một phương pháp diệt khổ, ban vui, là một khoa học giác ngộ, giải thoát, là một phương tiện thực tập hạnh phúc, an lạc, là một mẫu mực luân lý, đạo đức xã hội. Đạo Phật không phải là những giáo điều để phục tòng nô lệ, không phải là những lễ nghi tôn giáo để van xin, cầu khẩn, không phải là những hình thức, danh tướng để trưng
bày, lễ bái. Lời kêu gọi đạo Phật hãy khai mở bộ mặt thật của mình này, cho đến ngày nay cũng chưa thấy có bao nhiêu tăng, ni, Phật tử hưởng ứng. Thế nhưng chỉ một năm sau, Huỳnh Phú Sổ còn đi xa hơn PG Nhật Bản trong việc thành lập một tông phái PG không có tầng lớp tăng sĩ.
Giải pháp của ông không những cấp tiến hơn mà còn khôn ngoan hơn là giải pháp "tân tăng". Nói "tân tăng" đương nhiên là bị chống đối, tẩy chay vì PGVN rất bảo thủ, vượt qua vấn đề "tân tăng", vượt qua luôn cả sự phân biệt giữa tăng sĩ và cư sĩ, tất cả Phật tủ đều là con tinh thần của Đức Phật, và đều có Phật tánh và khả năng giác ngộ bình đẳng như nhau, đều có thể tự mình trực tiếp học hỏi, truyền bá, áp dụng, thực hành Phật pháp. Tại sao phải cần những người trung gian là giới tăng lữ?
Huỳnh Phú Sổ đã vượt qua, một cách nhẹ nhàng, tài tình, như không vượt qua gì cả, một vấn đề gay cấn, nguy hiểm. ông đã giải quyết, một cách hoàn hảo, trọn vẹn, như không giải quyết gì cả, một vấn đề gai gốc, phức tạp. Cũng như vấn đề mê tín dị đoan, bám rễ sâu dài vững chắc như núi như non trong sinh hoạt dân gian suốt hàng ngàn năm, đã bị ông xô ngã, phá hủy tất cả, một cách nhẹ nhàng, unh dung, như không xô ngã, phá hủy gì cả.
Trong 2500 năm lịch sử Phật giáo thế giới, ông là người đầu tiên thành công trong việc thiết lập, duy trì, phát triển một tông phái PGH, một giáo hội PG chỉ có "nhị bảo". Ông cũng là người đầu tiên trong 2.000 năm lịch sử PGVN, thành công trong việc xây dựng một đoàn thể tu học Phật pháp với cả triệu thành viên mà không có sự tham dự của giới tăng già trong bất cứ một vai trò gì. Sáng Giá Học Hội (Soka Gakkai) của Nhật Bản, một tổ chức cư sĩ Phật giáo lấy nguồn gốc giáo lý từ Nhật Liên Tông là một tổ chức duy nhất của Phật giáo thế giới có thể so sánh với PGHH.
Tại Việt Nam, một tổ chức Phật học duy nhất có ít nhiều đặc tính như PGHH, là Hội Nam Kỳ Nghiên cúu Phật Học, lúc đầu có sự tham dự của tăng già nhưng về sau, đặc biệt là sau 64, khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập, vai trò của tăng già càng trở nên khiêm tốn hơn, nhưng hội Phật học này chưa có tầm vóc để có thể so sánh với PGHH. Huỳnh Phú Sổ, không nói ra, nhưng qua tư tưởng, hành động của ông, muốn đạo Phật tự giới thiệu, tự khai mở một mặt thật của mình, từ hàng trăm năm nay, bị chôn vùi trong những hình tướng, những tập tục mê tín dị đoan cũng như sự mặc cảm, an phận, yếu hèn, lười biếng của người Phật tử.
Mỗi người hãy tự thân tinh tấn tu tập để trở thành Phật. Đó chính là thông điệp hùng tráng, mầu nhiệm nhất mà Đức Phật đã gởi đến nhân loại. Nhưng những đứa con của Ngài đã không lắng nghe, đáp ứng, thanh tựu lời kêu gọi linh thiêng và tha thiết này. Trong thời đó, giới tăng già thì đa phần chỉ lo việc nghi lễ, tụng niệm, cúng kiếng, giới Phật tử thì chỉ cầu xin những điều lặt vặt, mộng huyễn và tự hài lòng với nhiệm vụ hổ trợ cho người khác tu dùm mình, cầu xin dùm mình, như một kẻ phụ thuộc, đứng bên lề sinh hoạt Phật giáo. Thầy Trí Quang, ngay từ thập niên 50 đã phê bình thái độ thụ động, tiêu cực này một cách nặng nề: "Ngày nay cũng vẫn có những người tại gia nghĩ rằng mình chỉ là những kẻ tùy
thuộc trong Phật giáo. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ tự ti phát sinh bởi tinh thần vô trách nhiệm" (Người Phật Tử Tại Gia, trang 1).
Tuy Phật giáo chưa bao giờ trở thành một tôn giáo cùm gông, nô lệ hóa con người và giới tăng lũ chưa bao giờ trở thành một giai cấp sa đọa, thối nát, chuyên chế nhưc các tôn giáo khác trong những giai đoạn suy đồi của họ, nhưng vào đầu thế kỷ 20, quả thật giới tăng già Việt Nam đã không còn mang được những nét tinh anh, sáng lạn của Phật giáo thời Lý Trần, cũng như không còn chuyên chở, thể hiện sinh động đặc chất trí tuệ, giác ngộ, giải thoát của Đức Phật. Hình ảnh vị tăng đã trở thành một hình ảnh tiêu cực: đó là hình ảnh
của ông thầy cúng, chuyên nghề đưa đám ma, tuy không lý tài trắng trợn như bên đạo Thiên Chúa (giá cả đã được các ông cha quy định sẵn tùy theo tín đồ muốn đơn giản hay trang trọng), nhưng thực chất cũng chỉ là một cách kiếm tiền, ít nhiều có tính cách mê tín dị đoan theo giáo lý của Đức Phật (là sự đầu thai vào các cảnh giới cao thấp trong tương lai hay sự sướng, khổ, vui, buồn, sang hèn, giàu nghèo trong hiện tại phần lớn là do mình đã và đang tạo ra thiện nghiệp hay ác nghiệp, chớ không phải do cầu xin, hối lộ, đút lót Phật, Trời, thần thánh mà được như ý).
Dù việc cầu siêu, ma chay thường được biện minh là "Dĩ huyễn độ chơn" (lấy việc giả huyển này để độ cho người biết đến Phật pháp) nhưng nhiều vị danh tăng, như Thầy Thanh Từ đã phê bình mạnh mẽ như sau:
"Khi Phật còn tại thế, chúng ta có nghe Ngài đi đưa đám lần nào đâu. Cho đến chư Tỳ kheo môn đồ của Phật, cũng không nghe đi đưa đám lần nào. Tại sao chúng ta hiện nay cứ bận rộn đám ma, đám tuần mãi? Bởi tăng, ni xuất hiện trong xóm làng đều do nhà có ma chay, nên bất thần tăng, nin đến nhà thường nào họ liền ghét sợ, coi như một điềm bất tường sắp đến cho gia đình họ. Thực là ngày xưa xem "Một vị tăng đến là một Phật lại", ngày nay thì ngược lại. Thử họi còn gì hổ thẹn cho bằng" (Bước Đầu Học Phật, tragn 65). Ngày nay những tệ đoan này vẫn còn phổ thông thì thời của Huỳnh Phú Sổ, thập niên 40, nhất là tạc các vùng quê, nạn mê tín dị đoan và hình ảnh tăng ni ở nông thôn, thường là vô học hay ít học, còn tệ hại như thế nào?
Huỳnh Phú Sổ, trong rất nhiều tác phẩm, đều tự xưng là "bần tăng", "tăng sĩ", và đã thật sự sống một cuộc đời đạo hạnh như một người xuất gia: ăn chay, không lập gia đình, không yêu thương, dành hết mọi thời gian cho việc sáng tác, diễn dịch kinh sách, truyền đạo, giảng dạy tín đồ. Ông làm một thánh tăng, một người trọn đời hiến dâng cho việc truyền bá Phật pháp và cứu độ chúng sanh. Không có bất cứ một tăng sĩ Việt Nam nào, cùng thời đó, như các danh tăng Khánh Anh, Khánh Hòa, Đôn Hậu, Thiện Chiếu, v.v... có thể so sánh vớ ông trong sự nghiệp hoằng pháp độ sinh, cũng như thời nay, những tăng sĩ ưu tú, Giác Nhiên, Thiện Hoa, Thanh Từ, Nhất Hạnh đều không tạo được một ảnh hưởng sâu rộng, lớn lao trong việc canh tân Phật giáo và truyền bá, phục hưng PGVN như Huỳnh Phú Sổ đã làm trong cuộc đời hoạt động ngắn ngủi của ông tính đến năm 27 tuổi.
Việc ông cạo đầu, mặc áo nâu sòng, để trở thành một tăng sĩ là điều ông hay bất cứu ai có thân thể và ngũ căn bình thường, đều có thể thực hiện dễ dàng. Thế nhưng tại sao ông vẫn giữ hình dáng cư sĩ?
Các vị bồ tát hóa thân để cứu độ chúng sanh thường tùy thuận, tùy duyên mà hóa thân, cứu độ. Trong những thời không có hình tướng Cháp Pháp, họ sẽ hóa thân thành tăng, ni và xây chùa, đúc tượng.
Trong những thời Chánh Pháp bị suy đồi vì hình tướng giả dỗi đã lấn áp, che phủ nội dung Phật pháp, thì họ hóa thân thành cư sĩ, Phật tử bình thường và khai mở sự sùng bái và vông thân trong hình tướng và khai mở chân tướng cũa đạo Phật, tức là Phật pah1p và sự học hỏi, tu tập, áp dụng Phật pháp vào giữa cuộc đời. Như Duy Ma Cật, như Huệ Năng, như Tuệ Trung , Huỳnh Phú Sổ đã xuất hiện như một cư sĩ sống hòa lẫn giữa thế gian để đem viên ngọc Chánh Pháp chiếu sáng trong lòng dân gian, xã hội.
Không những không cạo trọc đầu như các tăng sĩ, Ông cũng không cắt tóc ngắn như đa số thanh niên nam phái đương thời, mà còn để tóc dài như các cụ thời xưa, thuộc thế kỷ trước. Nhiều người bắt chước để tóc dài như Ông, coi đó là một cách tu, cách chứng tỏ mình là người thuộc phái "tu hiền" như Ông. Ông liền dạy rằng tu hành là tu hành, để tóc là để tóc, tu hành không cần để tóc và để tóc không chứng minh được rằng mình là người tu hành:
"Sở dĩ Thầy để tóc là muốn giữ kỷ niệm cái phong tục cổ của tổ tiên, và tỏ cho thiên hạ biết Thầy không chịu ảnh hưởng của cái đời văn minh vật chất Tây Phương".
Các tín đồ bắt chước, cũng để tóc dài. Huỳnh "Tu là tu, để tóc là để tóc, và tu không phải
là để túc, để tóc cũng không phải là tu. Nếu để tóc mà không chịu trau tâm sửa tánh, cũng chẳng phải là tu hành".
Giáo Chủ thấy vậy liền dạy:
Nghĩa là Ông đã phát triệt để mọi hình tướng. Cũng thế, cạo đầu, mặc áo cà sa không hẳn là có tu hành, và có tu hành không hẳn là phải xuất gia vô chùa. Quan niệm này thật phóng khoáng, hợp lý và hợp thời đại. Tuy nhiên Ông vẫn dạy tín đồ hết lòng cung kính các tăng sĩ cũng như tùy nghi tu bổ các chùa chiền đổ nát. Không ai đi được trên con đường "trung