cáo bọn có tiếng là Phật học cao thâm đi nữa, tôi dám chắc không một ai là được thành Phật, không một ai là được Niết Bàn", vì không có ai có thể "dứt hết các vọng tâm". đi xa
hơn, Ông trình bày những lo âu, đau khổ của con người trong xã hội và nói: "ở cái chế độ
tư hữu mà nói "Niết bàn" được, thật là láo dóc. Còn đến khi xã hội cải tạo rồi thì cần gì có Niết bàn nữa" (TVG, t 290). Thật đã quá rõ, Ông, một người tha thiết với lý tưởng cứu
khổ, cứu dân tộc, cứu chúng sinh, đã mê hoặc bởi chủ thuyết xã hội, hay đúng hơn, chủ nghĩa Mác Xít và dùng lý luận của chủ thuyết này để đả kích lại Phật Giáo. Thời đó,Thiền Tông hầu như tuyệt tích nên Thiện Chiếu không biết cách nào để "an tâm" và không tin có người đã "dứt hết các vọng tâm". Thực chất chế độ xã hội chủ nghĩa hay chế độ tư bản chỉ đóng khung hạn hẹp trong việc giải quyết các vấn đề sở hữu các phương tiện sản xuất, tương quan sản xuất, sự phân phối sản phẩm, tài nguyên, nhân lực hay các mô thức tổ chức chính trị, xã hội. Vấn đề đau khổ của con người liên quan không những đến xã hội, đời sống chính trị, kinh tế của con người mà chính yếu liên quan đến dục vọng, tham lam và cách nhận thức sai lầm, lệch lạc của con người. Những phê bình trên đây của Thiện Chiếu cũng giống như giơ gậy mà đòi đập trời. Cái gậy ý thức hệ Mác Xít chưa vươn tới bầu trời tâm linh thì làm sao có thể giải quyết vấn để giải phóng con người, ở mức độ sâu thẳm và cao siêu nhất mà đức Phật đã chứng nghiệm và giảng dạy tư 25 thế kỷ trước?