Kêu gọi, khuyến khích mọi người tu hành theo đạo Phật.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 60 - 62)

D/ Gốc rễ văn hóa và tâm linh của cuộc Nam Tiến: đạo Phật tại miền Nam.

1/ Kêu gọi, khuyến khích mọi người tu hành theo đạo Phật.

Trong lịch sử văn học Phật giáo Việt Nam, hiếm có ai thống thiết và mạnh mẽ thúc dục mọi người tu hành theo Phật giáo như Huỳnh Phú Sổ và ít có ai hướng những lời khuyến tu này đến quảng đại quần chúng nhân gian như ông. Những tác phẩm của Trần Thái Tông, quân vương bồ tát, anh hùng dân tộc và thiền sư lỗi lạc, cũng đã có những lời khuyến tu tha thiết, quyết liệt, đặc biệt là những bài như Phổ Khuyến Phát Tâm Bồ đề, Phổ Khuyến Sắc Thân, Kệ Tứ Sơn... nhưng vẫn còn có tính cách văn chương hoa mỹ chưa đi sâu rộng vào lòng nhân gian. Huỳnh Phú Sổ xử dụng những ngôn ngữ thật bình dân, mạnh, thẳng đi trực tiếp vào lòng mọi người, nhất là ông biết dùng những hình ảnh mọi người bình dân đều hiểu và đều quan tâm:

"Điên này nói việc gần xa, đặng cho lê thứ biết mà lo tu. Tu cho qua cửa Diêm Phù. Khỏi

sa địa ngục, ngao du Thiên Đài". Tu thiệt là sướng, ai nghe mà không ham? Vừa khỏi cái

đại nạn, đại họa "phải sa địa ngục" còn mà được cái đại phúc, đại phước "ngao du thiên đài". Đức Phật chắc phải tán dương cư sĩ Huỳnh Phú Sổ đã biết khéo dùng phương tiện thiện xảo để độ người, chẳng khác gì cư sĩ Duy Ma Cật trong kinh Duy Ma.

Ông còn tiên tri: "Mèo kêu bá tánh lao xao. đến chừng rồng rắn máu đào chỉn ghê. Con

ngựa lại đá con dê. Khắp trong thiên hạ nhiều bề gian lao. Khỉ kia cũng bị xáo xào. Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng... Từ đây sắp đến thảm thê. Con lìa cha mẹ vợ kia lìa chồng. Tới chừng đến việc ngóng trông. Trách rằng trời Phật không lòng từ bi. Di đà lục tự rán ghi. Niệm cho tà quỷ vậy thì d ang ra".

Ai nghe vậy chẳng giật mình thức tỉnh. Nhưng ông đã không dọa địa ngục thiên đàng ba láp, bậy bạ, đầy sự mê tín dị đoan, độc đoán, phi lý, và bất công như trong thánh kinh Thiên Chúa giáo đâu (ai không tin theo Thần Gia Tô, và Chúa Jesus, dù có làm lành, làm thiện, cũng bị đọa địa ngục đời đời). Trên đây là những lời tiên tri chính xác. Ông là người, có lẽ duy nhất trên thế giới, đã tiên tri đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939 (năm mèo), tiếp diễn khốc liệt, khủng khiếp trong năm 40, 41, 42, 43, 44 tức năm con rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ và chấm dứt năm 1945 (tức năm con gà ất Dậu: "Canh khuya gà gáy máu đào mới ngưng"), cũng như đã tiên tri cảnh chiến tranh tang tóc của nước Việt Nam sau năm 1945. Những hình ảnh thân thích ruột thịt, vợ chồng, cha mẹ, con cái bị lâm nạn, chia lìa được ông đưa ra làm cho ai nấy phải suy nghĩ, thức tỉnh.

Rồi ông đưa ra phương thức cứu chữa thật giản dị ai cũng nhớ được, làm được: "Di đà lục tự rán ghi", tức niệm Nam Mô A Di đà Phật và nhờ vậy mà "tà quỷ dang ra'. Trước bao tai họa mà chỉ cần niệm Phật thì mình và cả gia đình mình được bình an, tai qua nạn khỏi, thì ai mà không làm? Thật là một cách khuyến tu tuyệt diệu, bởi vì đối với nông dân và quần chúng dân dã, bước đầu và đối với những người căn cơ còn kém thiện duyên còn ít, phước trí lại mỏng, khuyên họ thức tỉnh, niệm Phật, bỏ ác, làm lành cũng là một phương pháp tu có giá trị.

Từ đó ông lại khuyên tiếp để tu ở mức độ cao hơn: "Khuyên đừng xài phí xa hoa, ăn cần ở kiệm đặng mà lo tu. đừng khinh những kẻ đui mù. đến sau sẽ khổ gấp mười mù đui". Nói một lời mà mọi phải xét lại mình và lo tu hành. Thật là một cách hoằng pháp tài tình. đui mù không dám khinh thì trên đời này dám khinh ai, bởi vì ai cũng có Phật tánh và cũng đều có thể thành Phật. Và cảnh nào khổ cho bằng đui mù, hãy lo tu chớ không thì có thể bị "khổ gấp mười mù đui" đây không phải là nói quá đáng để hù dọa dân lành mà là sự thật, bởi vì nếu không tu, không bỏ ác làm thiện thì con người có thể bị đọa làm súc vật và những cảnh khổ nhục khác. Những lời khuyến tu thức tế này giá trị trấp trăm lần những lời kêu gọi trừu tượng, siêu hình.

"Cứ lo làm việc tà tây, Bắt ngưu, bắt cầy đặng chúng làm ăn. Chừng đau niệm Phật lăng xăng, Phật đâu chứng kịp lòng người ác gian. Thầy đời mê muội lần than, ăn bạ nói càn, tội lỗi chỉn ghê. Chữ tu không phải lời thề. Mà không nhớ đến đặng kề Tiêng bang".

Thật là tuyệt diệu. Khuyên niệm Phật nhưng liền sau đó cảnh tỉnh rằng niệm Phật mà vẫn tạo ác nghiệp, như sát canh, giết trâu, giết chó để ăn nhậu "bắt ngưu bắt cầy đặng chúng

làm ăn", hay nói lời độc ác thì đừng có mong Phật trời cứu độ. Sau khi khuyên mọi người

giữ thân nghiệp, khẩu nghiệp được thanh tịnh bằng cách không sát sanh hại vật, nói lời hung ác hại người, ông khuyên mọi người hãy rán giữ ý nghiệp thanh tịnh và đưa Phật vào trong tâm mình, chuyển hóa tâm mình thành tâm Phật, ông đã đưa mọi người đến thẳng một trình độ thật cao: "Từ đây hay ốm hay đau, Rán tu đem được Phật vào trong tâm".

Ai chê tư tưởng Phật học của Huỳnh Phú Sổ là nông cạn, tầm thường thì từ nay cho đến khi chết hãy làm một việc này thôi "Rán tu đem được Phật vào trong tâm". "đem Phật vào tâm" hay tâm mình là tâm Phật, đó là giác ngộ, là chứng đắc rồi đó.

"Đừng ham tranh đấu thiệt hơn. Tu Niệm chẳng sờn uổng lắm dân ôi. Hồng trần biển khổ

thấy rồi. Rán tu nhơn đạo cho tròn mới hay... Tu hành tâm trí rán trì... Phải dẹp dị kỷ mà lo tu hành... Hồng trần lao khổ xiết bao. Khuyên trong lê thứ bước vào đường tu... Lời lành khuyên hãy gắn ghi, Dương trần phải rán tu trì sớm khuya... Tu hành không thể thả trôi, Nay lỡ mai bồi chẳng có thiền tâm... Kệ kinh tụng niệm đêm thanh. Ấy là châu ngọc để dành ngày mai... Nam mô miệng niệm lòng lành, Bá gia phải ráng biết rành đường tu... Khuyên trong lê thứ trẻ già, Tu hành hiền đức Phật mà cứu cho... Đời xưa quả báo thì chầy, đời nay quả báo một giây nhản tiền. Dương trần phải ráng làm hiền. Đừng trọng bạc tiền, bỏ nghĩa bỏ nhân... Chuyện người chớ móc chớ moi, Hãy treo gương thiện mà soi lấy mình... ".

Trên đây chỉ là một phần nhỏ, những đoạn khuyến tu, trích từ Sấm Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm, được Huỳnh Phú Sổ sáng tác năm 1939, khi ông chỉ mới 19 tuổi.

ở cái tuổi thiếu niên này, cái tuổi mà đức Phật Thích Ca và Chúa Jesus còn ham vui, ham chơi một cách hồn nhiên, vô tư, nếu ông biết rành những kiến thức ngoài đời, người ta chỉ gọi ông là thần đồng, hay thiên tài, hay học giả và đây là sự thường vì trên thế giới có rất nhiều trẻ em thần đồng. Nhưng ở cái tuổi 19 này mà ông làm được những bài thơ khuyến tu mạnh mẽ, tha thiết đánh động và thức tỉnh cả ngàn, cả vạn người thì ông đâu có phải là phàm phu. ông có thể là bồ tát hóa thân hay ít nhất ông đã tu hành tinh tấn vô số kiếp trong quá khứ. đức đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng, còn được gọi là "Phật sống", được huấn luyện đặc biệt từ lúc 3, 4 tuổi bởi những vị cao tăng Tây Tạng lỗi lạc, siêu việt nhất mà còn không viết nổi những tác phẩm khuyến tu xuất sắc như vậy trong cái tuổi 18, 19, 20 thì Huỳnh Phú Sổ của Việt Nam xứng đáng để đứng ngang tầm với các vị bồ tát hóa thân trên thế giới.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w