Tư tưởng Phật Học của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu và của các bạn cùng lý tưởng.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 36 - 39)

năm 1923, khi Ông cùng thiền sư Khánh Hòa lập Hội Lục Hòa, cho đến năm 1939 khi tất cả đồng chí Phật Giáo của Ông trong Hội Phật Học Kiêm Tế, tăng sĩ cũng như cư sĩ, đã bị quân xâm lăng bắt giữ, tra tấn, tù đày.

ở Thích Thiện Chiếu, con người yêu đạo Pháp thiết tha và con người yêu quê hương sôi nổi đã hòa nhập làm một bất khả phân ly. ở Ông, con người lý tưởng lý thuyết sâu sắc nhưng bốc lửa và con người hành động, dấn thân kiên trì, cuồng nhiệt cũng là nhất quán và không thể tách rời. Phật Giáo Việt Nam có hàng chục ngàn tăng, ni và hàng triệu, triệu Phật Tử, thế nhưng 70 năm qua đã có mấy tăng sĩ hay cư sĩ Việt Nam chịu khó viết hơn 10 cuốn sách? và đã có mấy ai có một cuộc đời tuổi trẻ hào hùng, đáng sống như Ông?

Trình bày và phê bình tư tưởng Phật Học của Thích Thiện Chiếu cũng có nghĩa là trình bày và phê bình tư tưởng Phật Học của những đồng chí cùng thời với Ông.

Tôi vừa hổ thẹn, vừa hãnh diện khi làm công việc này. Hổ thẹn vì tư tưởng của Thích Thiện Chiêéu và của một số tăng sĩ, cư sĩ thời đó còn táo bạo hơ là tư tưởng của chính tôi ngày nay, và hãnh diện vì, từ lâu tha thiết với việc hiện đại hóa Phật Giáo, tôi không ngờ cách đây 6, 7 chục năm mà Phật Giáo Việt Nam đã có những tư tưởng mới lạ, tiến bộ như thế và những con người tài giỏi cấp tiến và xứng đáng như thế. Tuy nhiên, trong hàng ngũ Phật Giáo Việt Nam, chỉ có một số ít chấp nhận tư tưởng cấp tiến của Thích Thiện Chiếu. Hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam quả thật vừa là một di sản vô giá, vừa là một gánh nặng ngàn cân.

B/ Tư tưởng Phật Học của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu và của các bạn cùng lý tưởng. tưởng.

Từ năm 1932, khi mà chủ nghĩa Mác Xít cả nước chưa có được mấy người biết đến, khi mà Đạo Thiên Chúa cũng chưa mấy ai trong giới thanh niên trí thức quan tâm dòm ngó đến, khi mà Phật Giáo toàn quốc đang ngủ say, "tiếng thở như sấm", nói theo chữ của Phan Chu Trinh, thì trong cuốn sách Phật Giáo Vấn đáp, Thiện Chiếu đã cho nổ những quả bom tư tưởng mới lạ và táo bạo:

"đau đớn thay, lạ lùng thay. Muốn bênh vực rằng Phật Giáo không phải là một đạo mê tín

hoang đường thì sờ sờ ra đó biết bao nhiêu là chuyện huyền hoặc dị đoan. Muốn bào chữa cho Phật Giáo không phải là một đạo hữu thần, thì nhan nhãn ra đó cũng cầu xin, cũng chuộc tội, có khác nào những kẻ ỷ lại thần quyền. Muốn khoe Phật Giáo là một đạo cứu đời thì hàng Phật Tử nếu không phải chán đời mà lên non ẩn hạng ắt cũng ích kỷ chỉ lo quanh quẩn trong gia đình chớ không biết gì đến công ích của xã hội cả. Muốn nói Phật Giáo là là đạo thoát khổ, thì người theo đạo cũng buồn rầu khiếp sợ, cũng theo hoàn cảnh mà đổi dời, cũng cực khổ lầm than, chỉ cứ trông đợi kiếp sau chớ không biết ra tay mà cải tạo.

Như vậy bảo sao Phật Giáo không tiêu diệt theo các tôn giáo khác trước khi thế giới đại đồng cho được? Thế thì người có nhiệt tâm với Phật Giáo, hay nói cho đúng, là người có nhiệt tâm với nhân loại quần sanh, phải lo tìm phương bổ cứu duy trì, hay chỉ khoanh tay ngồi ngó và than vắn thở dài mà thôi?

Nếu thiệt có lòng bổ cứu duy trì Phật Giáo là một chiếc thuyền tế độ ở giữa biển khổ sông mê, không nỡ để cho tiêu diệt theo các tôn giáo khác, thì chẳng những giáo hội (hay hạng người xuất gia) phải nghiên cứu Phật Học, phát dương những ý hay nghĩa lạ ra cho thích hợp với nhu cầu của nhơn sanh, dẹp bỏ hết các việc mơ hồ trái lẽ, chớ quá chấp nê theo

hủ tục, mà tín đồ (hay hạng người tại gia) cũng phải làm cho tròn cái bổn phận của một người tín ngưỡng Phật Giáo, một cách chơn chánh, cũng phải kiểu chánh lại những chỗ sai lầm của giáo hội (vì giáo hội hiện thời là một giáo hội hư hèn, không có trật tự) chớ nên vì ý riêng, vì tình cảm mà chia bè lập đảng, tin bướng theo càn. Được như vậy thì cái yến sáng Phật Giáo mới mong chói lọi ở đại đồng thế giới sau này" (Nguyễn Lang, Sđd, t

72).

Rõ ràng Ông là một người chủ trương cải cách, chấn hưng Phật Giáo hăng say, cuồng nhiệt nhất thời đó. Dám đụng độ vào giới tăng sĩ, chê các Thầy, các bạn đồng môn đồng lữ của mình là "hư hèn, không có trật tự", Ông còn dám đập thẳng vào giới trí thức Phật Tử quy tụ khá đông đảo trong Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học. Trong sách nói trên, Ông chê trách "nghiên cứu" của Hội này không phải là thứ nghiên cứu đứng đắn:

"Nói rằng nghiên cứu là phải lấy phương pháp thiệt nghiêm của khoa học làm căn bản,

lấy sự thiệt trên lịch sử làm chứng cớ, thì mới có thể phát huy nghĩa mầu trong sách Phật, và mới tránh khỏi những hoang đường vô lý do người sau thêm vào, chớ không phải cứ theo sách mà dịch càn rồi cũng xưng là nghiên cứu Phật học. Và phải làm thế nào cho tín đồ có sự hiểu biết thông thường về Phật Giáo thì người ta mới biết cái bổn phận của người tại gia, mới biết chỗ sai lầm của giáo hội" (NL, sđd, t 73).

Không những là một tăng sĩ trẻ cấp tiến, Ông còn là một thanh niên trí thức yêu nước mãnh liệt. Ngay từ những năm 1925, 1926 nhân có những buổi diễn thuyết của Nguyễn An Ninh, của Phan Chu Trinh, hay đi đám tang Pha Chu Trinh, theo Trần Văn Giàu, trong cuốn Sự Phát Triển Của Tư Tưởng ở Việt Nam Từ Thế Kỷ 19 Đến Cách Mạng Tháng Tám, quyển hai, thì những dịp này có "hàng chục cái đầu thanh niên cạo bóng" tham dự hay "hôm đi

rước Bùi Quang Chiêu (lãnh tụ đảng Lập Hiến từ Pháp trở về) có hơn 20 ông sư trẻ. Bị chất vấn "ai xui thầy chùa đi biểu tình", giáo thọ Thiện Chiếu thuộc chùa Linh Sơn đã viết

bài trả lời trên báo rằng: "Thuyết Từ Bi cứu khổ của Phật Tổ xui Phật Tử tham gia những cuộc vận động yêu nước thương dân chớ không ai xui cả" (trang 230).

Từ rất sớm, khi trên dưới 25 tuổi, đại đức Thiện Chiếu đã dán hai câu đối ngang tàng, hào hùng ngay trên cửa chính của chùa Linh Sơn, nơi ông làm giáo thọ:

"Phật Pháp thị nhập thế phi nhi yếm thế

Từ bi nãi sát sinh dĩ độ chúng sinh".

Thiện Chiếu không đơn độc. Những người có ý thức, tăng sĩ cũng như cư sĩ trong thời của ông, cũng đã mạnh dạn lên tiếng báo nguy về tình trạng suy đồi của Phật Giáo và vận động chấn hưng Phật Giáo. Cư sĩ Khánh Vân đã viết bài: "Phật Giáo ở nước ta vì đâu chịu cái hiện trạng suy đồi?" đăng trong tạp chí Duy Tâm số 18 khẳng định con người suy đồi nhưng Phật Pháp vẫn còn giá trị, Phật Giáo suy đồi vì tăng sĩ không hiểu đạo Phật và khinh thường giới luật:

"Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, sóc vọng, cũng

sám hối như ai, nhưng lại thủ dị cầu kỳ, học thêm bùa ngãi, luyện roi thần, làm bạn với thiên linh cái, đồng nhi, khi ông lên lúc bà xuống, ngáp vắn ngáp dài, thư phù niệm chú, gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra là lợi dụng lòng mê muội của thiện nam tín nữ, mở rộng túi tham quơ vét cho sạch sành sanh. Than ôi, họ phải ma vương sao mà làm chuyện trò cười cho ngoại đạo? Vậy mà cũng lên mặt trụ trì. Hiện trạng như thế bảo sao chẳng suy đồi, làm tấm bia cho các nhà duy vật mỉa mai? ".

Trong báo Đuốc Tuệ số 178, Thanh Quang kể các khuyết điểm của tăng đồ về văn hóa, giáo dục, tổ chức, rồi kết luận: "Đau đớn thay, xứ ta những hạng người xuất gia vào chùa

đám này mai lãnh đám khác, cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của mà xem thì có khác nào người trần tục? " (TVG, sđd, t 230-235).

Viên Âm, tạp chí của Hội An Nam Phật Học với những cư sĩ trí thức có Phật học và tân học vững chãi như bác sĩ Lê Đình Thám đã nêu lên ba mục tiêu của sự chấn hưng Phật Giáo: "Vì sự tấn hóa của trí thức người xứ ta về mặt luân lý, vì khoa học tuy đánh đổ sự

mê tín nhưng tự mình không có năng lực tạo thành hạnh phúc cho nhân loại, vì phải có một đạo lý vững vàng để làm cho khoa học phục tỉnh, để đào tạo đức tính của loài người".

Tóm lại Viên âm cho rằng sự tiến hóa trí thức, đạo đức của người Việt Nam ngày nay đòi hỏi phải chấn hưng Phật Giáo. Viên âm có tham vọng đem đạo Phật bổ túc cho khoa học để mang lại hạnh phúc cho con người. (NL, sđd, t 31-350.

Một cách tổng quát, phong trào chấn hưng Phật Giáo đầu thập niên 30 cho đến giữa thập niên 40 trên cả ba miền Nam, Trung, Bắc đều nhắm đến những mục đích sau:

- Thứ nhất là truyền bá đạo Phật, về căn bản đã thất truyền, bằng quốc ngữ và thật sự đã thành công hơn bao giờ hết trong việc mang đạo Phật đến quảng đại quần chúng. Vì ngay cả trong những thời hưng thịnh, đạo Phật chỉ được truyền bá, nghiên cứu bằng chữ Nho nên rất giới hạn. Thời đó, ngay từ năm 1935 trên các nhật báo đã có trang Phật Học, ngoài hơn 10 tạp chí Phật Học được phát hành trong nước. Và rất nhiều kinh sách bằng hán văn đã được dịch và phát hành, dù rằng việc Việt hóa nghi lễ, kinh sách Phật Giáo và giới thiệu một cách đầy đủ và giản dị Phật Pháp cho quảng đại quần chúng Phật Tử đến nay vẫn còn là một công việc trọng đại, to lớn cần nhiều nổ lực hơn nữa.

- Thứ hai là đặt trọng tâm vào việc đào tại tăng, ni có kiến thức Phật học song song với việc "chỉnh lý tăng già". Việc này tại miền Trung đã thực hiện mạnh mẽ và khá thành công như thành lập Hội Đồng Luật Sư để trừng phạt các tăng sĩ phạm giới, phân biệt hẳn thầy cúng và tăng già, cấm hẳn thầy cúng mặc áo tràng, áo nhật bình, y nâu hay y vàng, thầy cúng chỉ được mặc áo màu xám và không được ở chùa. Ngoài ra cư sĩ, Phật tử được khuyến khích tham gia vào việc "chỉnh lý tăng già" bằng cách: - không nhận người phá

giới là tăng sĩ – xé bỏ những điệp quy y thọ giới do các ông thầy tu nói trên ban cho – công bố sụ phạm giới có bằng cớ của tăng sĩ – không tham gia vào những công việc không phù hợp Phật pháp – tham gia vào việc hoằng dương chánh pháp và chỉnh đốn tăng già. (NL, sđd, t 93).

- Thứ ba là hiện đại hóa Phật Giáo, đem cho đạo Phật cổ truyền, một tinh thần và hình thức mới, hợp với thời đại, hợp với khoa học và nhập thế tích cực trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội. Công việc này phải nói là chưa đạt được những thành tựu đáng kể vào thời đó cũng như mãi cho đến ngày nay. vì bản chất người Việt Nam, Phật tử cũng như tín đồ các tôn giáo khác, rất bảo thủ. Cho đến nay chỉ có một ngoại lệ vượt bực và ngoạn mục trong chiều hướng này là sự xuất hiện của thiền sư Huỳnh Phú Sổ và sự ra đời của Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939. Đây quả thật là một cuộc cách mạng trong lòng Phật Giáo Việt nam mà cho đến nay vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng mức.

- Thứ tư là tập hợp lực lượng Phật Giáo từng địa phương, từng miền thành một giáo hội Phật Giáo thống nhất trên toàn quốc. Đây là công việc gian nan, lâu dài, khởi đầu từ năm 1923 với Hội Lục Hòa của Tổ Khánh Hòa và thiền sư Thiện Chiếu, mãi đến gần 30 năm sau mới thành lập được Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, năm 1951, nhưng các giáo hội và hội Phật Học vẫn giữ nguyên cơ chế riêng biệt cho đến năm 1964 mới thành tựu trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (xem thêm Nguyễn Lang, sđd, t 13-177). Là một trong những người tiền phong và lãnh đạo của phong trào chấn hưng Phật Giáo, thiền sư Thiện Chiếu đã đóng góp hăng say, sôi nổi, bằng hành động cũng như bằng các

tác phẩm Phật học. Ông là người đầu tiên từ miền Nam ra Trung, ra Bắc để vận động thống nhất Phật Giáo. Ông là người đã góp công lớn lao trong việc truyền bá đạo Phật đến giới thanh niên, trí thức. Và hơn thế nữa những tác phẩm của Ông đã gây chấn động và tranh luận suốt mấy năm trời, nhờ thế Phật Giáo càng được dư luận, giới trí thức và quảng đại quần chúng quan tâm, tìm hiểu. Ông cũng đã làm giáo thọ giảng dạy tăng, ni trong nhiều năm và giúp đắc lực cho Tổ Khánh Hòa thực hiện các Phật Học Đường đào tạo tăng tài. Ông cũng đã có những hành động mạnh mẽ trong việc chỉnh lý tăng già, phê phán triệt để "sự hư hèn" của giáo hội, của giới tăng sĩ.

Ông là người đầu tiên đã đặt vấn đề hiện đại hóa Phật Giáo một cách triệt để, toàn diện và cấp tiến nhất. Đồng thời Ông cũng là người đưa đạo Phật vào đời để cứu nước và phụng sự xã hội một cách mạnh mẽ nhất, không từ nan bất cứ việc gì, từ việc mở cô nhi viện đến việc đi biểu tình và tham gia kháng chiến chống thực dân. Nhưng hơn tất cả các điều này là Ông đã vượt qua tất cả. Ông viết và hành động không phải như một tăng sĩ, cũng không phải như một cư sĩ Phật tử, mà ông viết và hành động như một nhà trí thức, một con người tự do, một nhà cách mạng và một kẻ phản kháng, một kẻ nổi loạn. Và cuối cùng Ông đã đập thẳng vào Phật pháp, nền tảng và yếu tính của Phật Giáo, một tôn giáo khai phóng, bao dung, phá chấp và tự do nhất trên trái đất. Để rồi bị rơi ngã vào một ý thức hệ non nớt, lệnh lạc: ý thức hệ Mác Lê.

40 năm đầu tiên của đời ông, ông đã bay thênh thang, hùng tráng, như rồng, như sư tử trong một không gian mênh mong vô tận, đó là đạo Phật. Và 34 năm cuối cùng của đời ông, ông đã sống và chết uất trong một không gian tù túng, đó là chủ nghĩa duy vật Cộng Sản.

Bây giờ ta hãy đọc thật kỷ để nghe, để nhìn lại những tiếng gầm dữ dội của một con sư tử và những đường bay ngang tàng của một chim phượng hoàng, trong cuối thập niên 20 đến cuối thập niên 30.

Tác phẩm Phật Học Tổng Yếu của Thiện Chiếu, xuất bản năm 1929 đã nổi lên một cuộc tranh luận chưa từng có, kèo dài suốt 3, 4 năm trời từ năm 1929 đến năm 1932 trên các báo Trung Lập, Đông Pháp Thời Báo, Đuốc Nhà Nam, Thần Chung và các tạp chí Phật Học. Đây chỉ là một cuốn sách nhỏ nhưng tiếng vang rất lớn, thu hút giới Phật tử và trí thức đương thời. Thiện Chiếu mở đầu tác phẩm của mình như sau: "Phật Học Tổng Yếu là một

bức huyết lệ thư, một quyển sách cốt để giới thiệu với các nhà trí thức trong nước, muốn cho nhà trí thức nghiên cứu Phật Học đặng làm kế tạo nhân cho Phật học giới. Phật Học Tổng Yếu là cuốn sách bày tỏ dị điểm của Phật Giáo với các tôn giáo khác". Qua tác phẩm

này cũng như nhiều tác phẩm khác, ông, lần đầu tiên tại Việt Nam, gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi về những vấn đề muôn thủa của con người và cũng là những vấn đề muôn đời của triết học và các tôn giáo, đó là các vấn đề về thượng đế, về linh hồn, về thiên đàng, địa ngục. Và ông đã đặt những nan đề triết học và thần học này ở mức độ lý luận rất

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w