cực lạc đều không phải là cảnh có thực, đó chỉ là sự an lạc trong tâm của chúng ta và địa ngục chỉ là cảnh giới đau khổ của tâm thức. Tâm là Phật. Phật là Tâm, mà Tâm cũng là ma quỷ, địa ngục. Cho nên Ông không tin việc niệm Phật, cầu Phật hay làm lành lánh dữ mà được Phật rước về nước Tịnh độ, Tây Phương cực lạc hay được Phật ban cho điều này điều kia. Ông viết: "Cái thuyết thưởng phạt của tôn giáo cho rằng ai làm lành thì sau khi
chết được lên thiên đàng, còn làm dữ thì chết rồi phải sa địa ngục. Thiên đàng và địa ngục thật ra chỉ là cái tên của cánh vui và cảnh khổ. Nếu đời hiện tại mà không bằng cớ gì làm cho ta biết được, phải đợi đến khi chết, thì chẳng mơ hồ hay sao? Phật giáo thì nói rằng: lòng mê muội thì khổ, ấy kêu là chúng sinh, lòng sáng suốt thì vui, ấy kêu là Phật. Há đợi thiên đàng mới vui, địa ngục mới khổ hay sao? ". Tạp chí Viên Âm cũng đồng ý niết bàn,
địa ngục đều là những cảnh giới do nghiệp lực biểu hiện, nghiệp lành sinh ra cảnh giới hoan hỉ, an lạc, nghiệp dữ thì hiện ra cảnh giới đau khổ. "Niết bàn tóm lại không ngoài ba
nghĩa: nghĩa bất sinh, nghĩa giải thoát, nghĩa tịch diệt. Bất sinh nghĩa là không sinh những điều mê lầm nữa. Giải thoát nghĩa là không ràng buộc nữa. Tịch diệt nghĩa là dứt sạch tất cả các nguồn mê lầm". Như thế rõ ràng niết bàn không phải là một cảnh giới nào ngoài thế
gian này, ngoài cái tâm của ta.