Đường lối cải tạo cái tâm trước không có hiệu quả Phải cải tạo cảnh Phải tổ chức

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 46 - 48)

trường học cho người dốt nát, nghèo khổ, phải ngăn cấm không cho một thiểu số nắm giữ và lũng đoạn guồng máy kinh tế, phải thủ tiêu chế độ tư hữu. Họ còn mơ giấc mơ đại

đồng: "đừng chia riêng của người này với của người khác, nước nọ với nước kia, thì đâu có cái hiện tượng tranh dành cướp giật và bắn giết lẫn nhau? ấy là cái nghĩa nhất thiết chúng sanh thành Phật". (NL, sđd, t 66-67).

Tác giả Nguyễn Lang cho rằng "gốc rễ Phật học của các lý thuyết gia Tiến hóa (trong đó

đương nhiên có Thiện Chiếu) là chưa sâu vững". Không những thế còn kém cõi về kiến

thức khoa học. Theo kinh Phật, thì cõi Tây Phương Cực Lạc cách đây vô lượng vô số thế giới, ngay cả thiên văn họa hiện đại cũng chỉ mới khám phá một gốc trời nhỏ của vũ trụ quan Phật giáo. Hay cho rằng "Sự hiểu biết của Phật không bằng trí thức bây giờ". Nói như thế trong thập niên 30, 40 thì được, chớ ngày nay sau khi đã nuốt chửng triết học và thần học Tây Phương thì khoa học đã tự bộc lộ những giới hạn và sự bất lực của nó, khoa học vẫn ở trong bàn tay của Phật học, đúng như Albert Einstein, nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đã tuyên bố: "Phật giáo bắt đầu ở nơi khoa học chấm dứt" (Buddism begins where Science ends) nghĩa là sau khoa học chính là Phật giáo. Mặt khác, quan niệm cải tạo tâm và cải tạo cảnh đều được bao gồm trong Phật giáo đại thừa, cụ thể như vấn đề tư hữu, Phật giáo chủ trương diệt trừ tam độc tham, sân, si nguồn gốc của tội lỗi và đau khổ, nhưng đồng thời cũng chủ trương bênh vực giới lao động, nâng đỡ những kẻ yếu nghèo, xây dựng một xã hội công bằng và nhân đạo.

Trong chiều hướng chấn hưng Phật giáo một cách táo bạo, triệt để và toàn diện, ký giả Giác Tha còn hô hào "thủ tiêu hình thức và tinh thần tôn giáo của Phật Giáo", "hủy bỏ tất cả những kinh sách và những tập quán có khuynh hướng hữu thần và yếm thế". Không những thế Tiến Hóa còn chủ trương hủy bỏ truyền thống tăng sĩ "đầu trọc áo vuông", theo gương phái tân tăng ở Nhật Bản mặc âu phục, cưới vợ và ăn mặn. Ký giả Tự Giác, sau khi gặp tân tăng trẻ Nhật Bản Tomomatsu tại Sài Gòn, ông này bặt thiệp, nói nhiều thứ tiếng, hiểu biết rộng rãi, tuyên bố những tư tưởng mới lạ, đã hô hào: "từ rày về sau, người tu Phật nên bỏ hẳn cáo lối đầu trọc áo vuông, theo gương các sư Nhật... nhưng ai có muốn ăn chay hay độc thân thì tùy ý (NL, sđd, t 68).

Pháp âm ủng hộ lập trường Thiện Chiếu và của Tiến Hóa và bắt đầu chỉ trích đường lối chấn hưng Phật giáo, của các hội Phật học đương thời, như phê bình các hội này chỉ chú trọng tinh thần mà bỏ quên thực tế, chỉ biết nghĩ về vị lại mà bỏ quên hiện tại, chỉ nói suông mà không thực hành. Họ kêu gọi chấn hưng Phật giáo là để "gây thành một thế lực

mà ứng phó với thời cơ". Rõ ràng là kêu gọi chuẩn bị hành động, chuận đóng góp vào cuộc

tranh đấu cứu nước, giải phóng dân tộc. đi xa hơn nữa Pháp âm và Hội Tịnh độ Cư Sĩ còn: "hết sức ủng hộ việc bỏ cái lối đầu trọc áo vuông" mà tạp chí Tiến Hóa đã đề nghị. Pháp âm còn kêu gọi "thủ tiêu cái chế độ riêng"trong nhà chùa, kêu gọi chư tăng theo gương hòa thượng Nguyễn Văn Đồng (Trí Thiền) trú trì chùa Tam Bảo cúng hết chùa và tài sản cho Hội Phật Học Kiêm Tế. Và có người còn đi xa hơn nữa, đề nghị phục hưng Phật giáo trong tinh thần xã hội chủ nghĩa. Phạm Đình Vinh, diễn thuyết tại trụ sở hội An Nam Phật Học tại Huế ngày 15-08-1937 về đề tài Luân Lý Phật Giáo, đã minh bạch tuyên bố:

"Luân lý, cũng như nghệ thuật, triết học, pháp luật, tư tưởng, văn tự, ngôn ngữ... đều là ý

thức hình thái (ý thức hệ) của xã hội mà ta thường gọi là tinh thần văn hóa, được kiến thiết ở trên nền tảng kinh tế. Nếu kinh tế thay đổi thì ý thức hình thái (ý thức hệ) của xã hội tức là nghệ thuật, triết học, pháp luật, tư tưởng, văn tự, ngôn ngữ... hay tinh thần văn hóa cũng phải thay đổi theo hết. Theo ý tôi thì chỉ có hai cách. Một là muốn cho xã hội tín ngưỡng và thực hành luân lý đạo Phật thì phải làm cho công bình, đừng cho ai lợi dụng. Hai là phải vận động khắp thế giới thủ tiêu các chế độ tài sản tư hữu... mới thực hiện được

tinh thần vô ngã của đạo Phật". Và ông cho rằng cách thứ hai là hữu hiệu hơn hết. (NL,

sđd, t 64-69).

Thực tế đã chứng minh là những phương pháp đi nhanh nhất thường là đi chậm nhất, đôi khi lại thụt lùi, và cấp tiến nhất thường đưa đến những kết quả bảo thủ, thoái hóa tai hại nhất.

Những tư tưởng cấp tiến, tả khuynh thời đó nở rộ như nấm và lạ lùng hơn nữa là khởi phát mạnh mẽ ở miền Nam, nơi đảng Cộng Sản rất yếu. ở miền Trung Hội an Nam Phật Học và tại Chí Viên âm hay ở miền Bắc, Bắc Kỳ Phật Giáo Hội và tạp chí đuốc Tuệ đều có một quan điểm chấn hưng Phật giáo rất ôn hòa, nhẹ nhàng, đặt nặng vấn đề Phật học, đào tào tăng tài hơnl à những vấn đề thời sự, chính trị, xã hội, kinh tế, dù rằng cả hải Hội Phật Học và hai tạp chí Phật Học này đều cổ xúy một nền Phật giáo dân gian, nhập thế, đi vào đời, áp dụng vào cuộc sống.

Quyển Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, do Việt Triết Học tại Hà Nội chủ biên, trong phần kết luận, đã xử dụng trường hợp Thiện Chiếu để chứng minh PHật Giáo không đáp ứng được thời đại, và chủ nghĩa Mác Lê là cấp tiến hơn, thích hợp hơn cho Việt Nam. Lập luận này ngày nay đã tự sụp đổ nên ta khỏi cần tranh luận. Nhưng, như một số nhà nghiên cứu Phật Giáo trong nước đã phê bình, dùng một chủ thuyết khác để đã kích Phật Giáo trong một cuốn sử mang tên Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, rõ ràng là việc làm không có tính cách sử học.

Mặc khác, tăng, ni Việt Nam thời đó cũng có trên cả chục ngàn và tuyệt đại đa số vẫn trung thành, sống chết cùng với đạo Phật và đã tích cực đóng góp vào sự nghiệp cứu quốc, phụng sự quốc gia, xã hội mà vẫn không từ bỏ con người tôn giáo của mình, còn số người như Thiện Chiếu chưa 1/1000 thì không thể thấy trường hợp quá đặc biệt và ngoại lệ này để công kích Phật Giáo.

Thứ ba là Thiện Chiếu đã phản tỉnh khi ông miền Bắc, chứng kiến bộ mặt thật của xã hội chủ nghĩa và cảnh Phật Giáo bị đàn áp khốc liệt, nên lợi dụng cuộc đời yêu nước nồng nhiệt, hăng say của ông để tấn công Phật Giáo là điều không lương thiện. Những gì tăng sĩ Thiện Chiếu mong ước và đã thất bại không thực hiện nổi, là một nền Phật Giáo dân tộc và thời đại, một nền Phật Giáo hành động cứu quốc và cách mạng xã hội, chỉ vài năm sau, năm 1939, đã được một cư sĩ, là Huỳnh Phú Sổ, thực hiện một cách tuyệt diệu và thành tựu một cách tuyệt vời.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w