Xướng một nền Phật giáo thời đại áp dụng trong chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 77 - 80)

D/ Gốc rễ văn hóa và tâm linh của cuộc Nam Tiến: đạo Phật tại miền Nam.

6/ xướng một nền Phật giáo thời đại áp dụng trong chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.

hóa.

Đạo Phật đề ra một mẫu mực luân lý đạo đức tuyệt hảo cho cá nhân, gia đình, xã hội và đồng thời chỉ dạy những phương pháp giáo dục, rèn luyện, tu tập trí tuệ, tinh thần và tâm linh ở mức tuyệt đỉnh, đưa con người thành Phật, Bồ Tát. Không một tôn giáo nào có thể cống hiến, một cách thực tiễn hơn, cao cả hơn, lớn lao hơn, cho sự chuyển hóa và thăng hoa con người như Đạo Phật đã cống hiến. Không những thế, tuy không phải là một lý thuyết chính trị, Đạo Phật đã cống hiến một chế độ chính trị lý tưởng, đầy tính khoan dung, nhân ái, dân chủ và tự do, các triều đại Asoka ở Ấn Độ, Lý Trần ở Việt Nam là một bằng chứng.

Tuy không phải là một học thuyết kinh tế, đạo Phật đã cống hiến những chất liệu trí tuệ, tinh thần, tâm linh để xây dựng một nền kinh tế hùng mạnh, phát triển nhất. Nhật Bản là một kinh nghiệm lớn. Từ cách chào, cách sống, cách uống trà, cắm hoa, làm vườn, võ thuật đến sản xuất xe hơi, tinh thần thiền tông - mỗi động tác là một lễ nghi – đã thấm nhuần sâu sắc và bộc phát, thể hiện một cách sống động trong mỗi người dân Phù Tang, đất nước có 72.000 ngôi chùa và hơn 90 triệu Phật tử.

Tuy không phải là một học thuyết xã hội, đạo Phật đã chứng tỏ là có dư khả năng để xây dựng một xã hội an lạc, công bằng, nhân bản, và tiến bộ. Lịch sử của ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Lào,... trong những kỷ nguyên hưng thịnh của Phật giáo đã chứng minh cho điều này. Không phải là một phong trào môi sinh, nhưng đạo Phật đã đề ra những tiêu chuẩn lý tưởng mà các phong trào môi sinh hiện nay, còn được gọi là cuộc "cách mạng xanh", coi

như là những mẫu mực để bảo vệ môi trường sống của con người trên trái đất: không giết hại các sự sống, ăn chay, không làm ô nhiễm sông ngòi, không khí, bảo vệ thiên nhiên, núi rừng...

Và việc những quốc gia nhỏ bé như Tây Tạng, Mông Cổ, Việt Nam, Triều Tiên... vẫn sống sót, tồn tại trước sức bành trướng vũ bão và đồng hóa hung bạo của đế quốc Trung Hoa là những phép lạ của các dân tộc này. Phép lạ văn hóa này được xây dựng trên nền tảng văn hóa Phật giáo, một nền văn hóa siêu việt hơn nền văn hóa Trung Hoa. Nếu không có đạo Phật, Việt Nam có thể tồn tại sau hơn 1.000 năm, tức 30 thế hệ, bị đế quốc Trung Hoa thống trị, đồng hóa hay không?

Tuy nhiên, mãi tới ngày nay, vẫn chưa có một quan niệm hành động Phật giáo, trong xã hội, trong chính trị, kinh tế, môi sinh... được đúc kết và trình bày một cách có hệ thống. Xuất hiện chỉ 27 năm, Huỳnh Phú Sổ là người Phật tử đầu tiên của Việt Nam đã đưa ra được một chủ thuyết hành động Phật giáo, một cách khá toàn diện và hợp thời, trong khi đó những nhân vật Phật giáo khác, cùng thời như Thích Thiện Chiếu, hay sau đó cả mấy thập niên và cho mãi đến thập niên 90 này, đã cố gắng lập một chủ thuyết hành động Phật giáo, nhung đều thất bại.

Về chính trị, ông là một trong những người Việt Nam đầu tiên chủ trương dân chủ một cách mạnh mẽ nhất và tự mình thực hành một cách tích cực nhất: lập đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội và ra tuyên ngôn: "thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân

chủ: chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân. Đã chủ trương "toàn dân chánh trị" thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào". ông đưa ra một quan niệm mới mẻ trong chính trị, ở

mức độ quốc gia cũng như quốc tế, rút từ tinh hoa đặc thù và siêu vượt của Phật giáo: đó là tất cả mọi người đều có Phật tánh và đều bình đẳng, như vậy việc một nhóm người trong quốc gia thống trị độc tài các thành phần khác trong quốc gia hay việc một quốc gia này xâm lăng, thống trị một quốc gia khác là việc không thể chấp nhận được, dù rằng nhóm cai trị độc tài này hay quốc gia xâm lăng này là nhóm người tiên tiến hay quốc gia tiên tiến đi nữa. Ta hãy nghe Ông trình bày điểm quan trọng này, đã được Ông ứng khẩu trả lời trong bài: Ông Hồn Quyên Vào Chiến Khu Phỏng Vấn Đức Huỳnh Giáo Chủ, đăng ở báo Nam Kỳ ngày 29/11/1946:

"Theo sự nhận xét của tôi về giáo lý nhà Phật do nơi Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã khai

sáng lấy chủ nghĩa từ bi bác ái đại đồng đối với tất cả chúng sanh làm nồng cốt thì tôi nhận Ngài là một nhà cách mạng triệt để về tư tưởng, vì những câu "nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh" và "Phật cũng đồng nhất thể bình đẳng với chúng sanh". Đã có những sự bình đẳng về thể tánh như thế mà chúng sanh còn không bằng được Đức Phật là do nơi trình độ giác ngộ của họ không đồng đều, chớ không phải họ không tiến hóa ngang hàng với Chư Phật được. Nếu trong cõi nhơn gian nầy còn có chúng sanh tiền tiến áp bức những chúng sanh lạc hậu thì là một việc trái hẳn với những giáo lý chơn chánh ấy".

Đây là điểm đặc sắc của đạo Phật và có thể áp dụng trong mọi lãnh vục sinh hoạt của nhân loại, kể cả trong lãnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, bang giao quốc tế, bảo vệ môi sinh, hay ăn chay. Ví dụ như ăn chay, giáo lý căn bản của đạo Phật khuyến khích mọi người nên ăn chay vì cho rằng người và vật đều có Phật tánh, con người là sinh vật tiền tiến, tiến hóa cao hơn các loài động vật, con người là đàn anh, các loại động vật là những sinh vật hạ đẳng, tiến hóa thấp kém hơn con người, chúng là đàn em. Con người không nên ăn thịt súc vật, vì lòng từ bi, đàn anh không nên và không nở ăn thịt đàn em để nuôi dưỡng sự sống của mình. Mỗi con người ăn thịt thì chỉ trong một kiếp sống, miệng và bụng của nó là một nghĩa địa khổng lồ, nhai nuốt, chôn cất vô lượng vô số sinh mạng của các loài vật. Nếu

những ý nghĩa xấu, ác của con người có hình tướng, thì như Đức Phật có dạy, có thể chất đầy cả hư không, thì sinh mạng các loài vật do con người đã giết hại và ăn vào miệng có thể chất đầy cả nhiều thế giới.

Trên căn bản của lý thuyết độc đáo "chúng sanh tiền tiến và chúng sanh lạc hậu này" Huỳnh Phú Sổ chủ trương Việt Nam phải có tự do, độc lập, thoát khỏi sự thống trị của thực dân Pháp hay của bất cứ một đế quốc nào và trong sinh hoạt chính trị quốc gia, Ông chủ trương thực thi dân chủ, "toàn dân chánh trị", và "chống độc tài dưới bất cứ hình thức

nào". Ông tranh đấu cho các quyền tự do dân chủ, và tuy không nói ra, nhưng Ông mặc

nhiên hoan nghênh, khuyến khích sự đa đảng, đa nguyên, là yếu tính của dân chủ, khi hô hào mọi người, trong lời Hiệu Triệu vào tháng 3 năm 1945: "Ủng hộ triệt để các đảng ái

Quốc chân chính" hay trong Chương Trình của đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội: "củng cố chánh thể Dân Chủ Cộng Hòa bằng cách đảm bảo tự do dân chủ cho toàn dân", "liên hiệp với các đảng phái để chống họa thực dân"...

Về kinh tế, Ông chủ trương xây dựng kinh tế trên nguyên tắc chủ nghĩa xã hội. Nhưng khác với quan niệm Mác Xít chủ trương hủy diệt quyền tư hữu và cổ võ đấu tranh giai cấp, Ông chủ trương tôn trọng quyền tư hữu và không đấu tranh giai cấp, như vậy quan niệm kinh tế của Ông đúng thật là quan niệm kinh tế của trào lưu dân chủ - xã hội thịnh hành ở các nước Bắc Ấu và Tây Ấu.

Ông tuyên bố rõ trong bản Tuyên Ngôn: "Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng cách mạng

xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được phục lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình, những người yếu đuối tàn tật thì được nuôi dưỡng đầy đủ. Đặc điểm của Việt Nam Dân Xã Đảng là, trong giai đoạn hiện tại, không chủ trương giai cấp đấu tranh giữa dân tộc Việt Nam vì lẽ ở xã hội Việt Nam hiện thời, trên 80 năm bị trị, chỉ có một giai cấp bị 'tư bản thực dân' bốc lột. Muốn tránh khỏi giai cấp đấu tranh về sau thì sự cấu tạo "xã hội Việt Nam mới" phải căn cứ trên những yếu tố không cho sanh trưởng giai cấp bốc lột và chỉ trợ trưởng một giai cấp một, tức là giai cấp sanh sản". Trong chương trình hành động, ông đi vào chi tiết về một số chính sách kinh tế như

sau: "Trọng quyền tư hữu tài sản đến độ không có hại đén đời sống công cộng. Dự bị một

phần xí nghiệp quốc gia, một phần xí nghiệp quốc hữu hóa, một phần tự do cho tư nhân và ngoại kiều. Thi hành những biện pháp không cho bốc lột công nhân...". Về kinh tế, ông là

một trong số ít rất hiếm hoi những người lãnh đạo Phật giáo đã kêu gọi tín đồ không nên đổ nhiều tiền bạc cho việc xây chùa, đúc tượng mà nên để dành nguồn tài lực này để làm những việc công ích. ông cũng là người duy nhất trên toàn nước Việt Nam và trong lịch sử Việt Nam đã đi diễn thuyết suốt gần 200 lần kêu gọi nông dân tăng gia sản xuất hầu cứu đói và phát triển kinh tế. Những lời kêu gọi khuyến nông, tăng gia sản xuất của ông hùng mạnh như những bài hịch ra trận, trước nạn hơn một triệu đồng bào ruột thịt bị chết đói trong năm 1945:

"Bằng mọi biện pháp để đem lại cái phước lợi cho toàn thể chúng sanh". Đó là tinh thần hành động Phật giáo mà Huỳnh Phú Sổ đã thực hiện đến tận cùng và đến hơi thở cuối cùng của đời Ông. Chính Ông, cách đây hơn 50 năm, đã phác họa những đường nét chính và đã dấn thân hành động trọn vẹn nhất, quyết liệt nhất, trên con đường hành động của Phật giáo thời đại. Chính Ông là người khai mở một nền Phật giáo Việt Nam thời đại cho một thời đại Việt Nam Phật giáo. Tôn xưng, tán dương Ông là Bồ Tát chính ở chỗ hạnh nguyện và hành động xả thân cứu nước và phụng sự dân tộc của Ông.

Một phần của tài liệu ĐẠO HÒA HẢO (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w