Công tác tổ chức, trình tự thực hiện, trách nhiệm của các

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 86 - 91)

ngành trong công tác đền bù GPMB khi thực hiện 3 dự án nằm trên địa bàn 3 quận huyện khác nhau của thành phố Hải Phòng.

Từ khi có Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998; Nghị định số 38/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất, đặc biệt là chính sách hỗ trợ ng−ời bị thu hồi đất, chính sách tái định c− trở thành đòi hỏi bức thiết thì các chính sách cũ bộc lộ nhiều bất cập. Mặt khác ch−a phân công, phân cấp cụ thể trong việc kiểm kê, lập ph−ơng án đền bù với việc giải phóng mặt bằng giữa các chủ đầu t−, các Ban quản lý dự án, các ngành, các cấp nên công tác giải phóng mặt bằng th−ờng bị chậm trẽ, không đáp ứng yêu cầu giao đất thực hiện các dự án.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, này 21/8/2001, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có Quyết định số 1852/QĐ-UB về việc thành lập Ban đền bù thành phố để triển khai các dự án phát triển thành phố; đồng thời ban hành các Quyết định số 421/QĐ-UB ngày 22/02/2002 về quy trình giao đất, cho thuê đất, Quyết định số 423/QĐ-UB ngày 22/02/2002 về quy định tạm thời công tác đền bù GPMB khi thu hồi đất thực hiện dự án đầu t− trên địa bàn thành phố. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng, Sở Tài chính - Vật giá thành phố đang phối hợp dự thảo quy trình thu hồi đất trình UBND thành phố quyết định trong thời gian tới nhằm thực hiện năm kỷ cơng và hiệu quả của thành phố.

* Công tác tổ chức và trình tự thực hiện

Sau khi có các Quyết định thu hồi đất hoặc các văn bản tạm giao mốc chỉ giới mặt bằng khu đất để tiến hành kiểm kê, lập ph−ơng án đền bù GPMB của Chính phủ hoặc của UBND thành phố, UBND thành phố chỉ đạo giao Ban đền bù thành phố chủ trì cùng chính quyền địa ph−ơng và chủ đầu t− tiến hành kê khai, kiểm kê, lập ph−ơng án đền bù GPMB báo cáo UBND thành phố quyết định.

Ban đền bù thành phố đã triển khai công tác đền bù GPMB với các cấp chính quyền địa ph−ơng và chủ đầu t−; Thành lập Tổ công tác làm nhiệm vụ kiểm kê, lập ph−ơng án đền bù GPMB của dự án, đồng thời phân công trách nhiệm của từng thành phần trong Tổ công tác.

Thành phần của Tổ công tác Ban đền bù thành phố gồm: Đại diện Ban đền bù thành phố; đại diện chính quyền địa ph−ơng (xã, ph−ờng, huyện quận, thị xã); chuyên viên các Sở chuyên ngành, chủ dự án đầu t−.

Ban đền bù thành phố phối hợp cùng chính quyền địa ph−ơng tổ chức họp, thông báo chủ tr−ơng thu hồi đất của Đảng và Nhà n−ớc tới các đối t−ợng đang sử dụng đất nằm trong chỉ giới thu hồi để thực hiện dự án.

Tổ công tác Ban đền bù thành phố triển khai các công tác nghiệp vụ nh−: soạn thảo các văn bản, biểu mẫu, biên bản kê khai, kiểm kê; phối hợp cùng chính quyền địa ph−ơng tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ tr−ơng chính sách của Đảng, Nhà n−ớc trong việc đền bù GPMB thực hiện dự án và gửi các thông báo kiểm kê biểu mẫu kê khai đến cho từng đối t−ợng đang sử dụng đất nằm trong chỉ giới thu hồi.

Tổ công tác tiến hành kiểm kê, đo, đếm đất và các tài sản, cây cối hoa màu trên đất ngoài thực địa với sự giám sát của Ban đền bù thành phố, chính quyền địa ph−ơng, chủ đầu t− và chủ sử dụng đất, tài sản trên đất.

Tổ công tác tiến hành xác định, phân loại đối t−ợng đ−ợc đền bù hoặc không đ−ợc đền bù, sau đó lập ph−ơng án, áp giá đền bù theo quy định.

Ph−ơng án đền bù đ−ợc thông qua các cấp chính quyền địa ph−ơng, Ban đền bù thành phố, Hội đồng đền bù thành phố và quay trở lại thông qua cho các đối t−ợng bị thu hồi đất để tiếp nhận các ý kiến cần bổ sung, chỉnh sửa. Sau khi có sự thông nhất của các cấp, ngành, ph−ơng án đền bù GPMB sẽ đ−ợc Hội đồng đền bù thành phố báo cáo trình UBND thành phố quyết định.

Sau khi có quyết định phê duyệt ph−ơng án đền bù GPMB của UBND thành phố, Hội đồng đền bù thành phố chỉ đạo Ban đền bù thành phố, các cấp chính quyền địa ph−ơng và chủ đầu t− tiến hành chi trả kinh phí đền bù và tổ

chức giải phóng mặt bằng theo quy định; giải quyết các v−ớng mắc phát sinh trong quá trình đền bù GPMB.

* Trách nhiệm của các cấp, các ngành.

- Vai trò của Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

Các cấp uỷ Đảng th−ờng xuyên quán triệt việc thực hiện các Luật và các văn bản d−ới Luật của trung −ơng và địa ph−ơng về đất đai.

Các tổ chức Đoàn thể các cấp nh− Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền giáo dục, vận động các hội viên đoàn viên thực hiện chính sách Pháp Luật Đất đai.

- Hội đồng đền bù GPMB thành phố có nhiệm vụ:

+ Giúp UBND thành phố chỉ đạo toàn bộ công tác đền bù GPMB cho các công trình trên địa bàn thành phố.

+ H−ớng dẫn, giám sát hoạt động của Hội đồng đền bù GPMB các cấp và Ban đền bù thành phố, Ban đền bù các cấp trong việc thực hiện công tác đền bù và GPMB ở địa ph−ơng.

+ Giải quyết những v−ớng mắc phát sinh trong công tác đền bù và GPMB. - Ban đền bù thành phố có nhiệm vụ:

Thực hiện việc kiểm kê, lập hồ sơ, ph−ơng án đền bù cho các dự án đầu t− có diện tích đất thu hồi từ 01 ha trở lên hoặc kinh phí bồi th−ờng trên 500 triệu đồng thông qua các Sở quản lý chuyên ngành liên quan trình UBND thành phố duyệt.

Phối hợp cùng UBND các quận, huyện và chính quyền xã, ph−ờng tổ chức triển khai thực hiện ph−ơng án đền bù GPMB đã đ−ợc duyệt, h−ớng dẫn chủ đầu t− chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho các đối t−ợng.

Tham gia cùng chủ đầu t−, chính quyền địa ph−ơng giải quyết các v−ớng mắc phát sinh trong quá trình đền bù GPMB.

H−ớng dẫn Hội đồng đền bù cấp quận, huyện thực hiện việc lập hồ sơ, ph−ơng án đền bù GPMB cho các dự án thuộc thẩm quyền theo phân cấp.

- T−ơng tự nh− cấp thành phố, Hội đồng đền bù và Ban đền bù cấp huyện cùng có các chức năng và nhiệm vụ lập hồ sơ , ph−ơng án đền bù GPMB, trình duyệt và tổ chức thực hiện công tác đền bù GPMB với các dự án đ−ợc phân cấp theo Quyết định số 423/QĐ-UB ngày 22/02/2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

Nhìn chung công tác tổ chức thực hiện và sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, ngành thành phố là t−ơng đối đồng bộ tại tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Công tác tổ chức và thực hiện phù hợp với quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 423/QĐ-UB ngày 22/02/2002 của UBND thành phố Hải Phòng góp phần đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất để thực hiện các dự án, tiết kiệm đ−ợc nhiều tiền của, nhân lực, ổn định đời sống xã hội.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp một số tồn tại và v−ớng mắc, đơn vị thực hiện đền bù GPMB phải vừa xử lý vừa thực hiện. Do tình trạng chung công tác quản lý Nhà n−ớc về đất đai tại các địa ph−ơng còn yếu kém, nhiều bất cập dẫn đến việc triển khai công tác đền bù, xác định các đối t−ợng, xác định các cấp hạng nhà, vật kiến trúc .v.v.. cũng nh− việc xác định giá đền bù, hỗ trợ rất khó khăn, phức tạp. Đây là một trong những tồn tại lớn nhất trong công tác tổ chức thực hiện việc đền bù GPMB của thành phố Hải Phòng nói riêng và của cả n−ớc nói chung.

4.5. đánh giá chung việc thực hiện các chính sách đền bù GPMB tại 3 dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Qua quá trình phân tích, đánh giá 4 nội dung của 3 dự án thu hồi đất tại 3 quận huyện khác nhau trên địa bàn thành phố Hải Phòng chúng tôi nhận thấy:

Đây là 3 dự án lớn có tầm quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố Hải Phòng. Việc thực hiện các chính sách đền bù hỗ trợ GPMB khi Nhà n−ớc thu hồi đất về cơ bản đã thực hiện theo Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính Phủ. Bên cạnh đó để thể chế các chủ tr−ơng chính sách, ý kiến chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có nhiều văn bản h−ớng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong lộ trình xây dựng và phát triển thành phố. Các văn bản ban hành trong thời gian này thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo, sát thực trong thực tế và mở ra một h−ớng suy nghĩ mới trong công tác quản lý nhà n−ớc về mọi mặt.

Qua việc thực hiện các chính sách đền bù, hỗ trợ của Trung −ơng cũng nh− của thành phố Hải Phòng cho thấy: Quyền lợi hợp pháp của ng−ời sử dụng đất bị thu hồi đ−ợc đảm bảo, quá trình thực hiện công tác đền bù GPMB công khai, công bằng, dân chủ và đoàn sự kết, thống nhất ý chí trong chỉ đạo của thành phố đã hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà n−ớc trong lĩnh vực quản lý đất đai và quản lý vốn đầu t− xây dựng cơ bản.

Qua việc thực hiện các chính sách đền bù cơ bản trong nghị định 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ nh−: việc xác định đối t−ợng và điều kiện đền bù; việc tính toán hệ số K và giá đền bù; việc áp dụng các chính sách hỗ trợ, tái định c− cho ng−ời bị thu hồi đất đã đ−ợc các cấp các ngành thành phố Hải Phòng thực hiện một cách nghiêm túc, linh hoạt, chính xác, kịp thời xử lý các tình huống ngoài chính sách (hoặc ch−a có trong chính sách) nhằm đem lại lợi ích đích thực và công bằng của các đối t−ợng bị thu hồi đất.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, thành phố Hải Phòng còn gặp một số khó khăn, v−ớng mắc nh−:

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 86 - 91)