Điều kiên tự nhiên [32]

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 47 - 50)

Vị trí địa lý.

Hải Phòng là một thành phố thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong hệ toạ độ địa lý 20030'39" - 21005'15" vĩ độ Bắc và 106023'29" - 107008'39" kinh độ Đông với tổng diện tích 152.629,7 ha.

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. - Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải D−ơng.

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình.

- Phía Đông là bờ biển chạy dài theo h−ớng Tây bắc - Đông nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình

Với vị trí nh− vậy, Hải Phòng đã thực sự trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Miền Bắc, có Cảng Biển gắn với các Cụm Cảng Đông Bắc và Quốc tế, nằm gần khu năng l−ợng, có tiềm năng du lịch, hải sản phong phú, là một trong các địa bàn quan trọng trong tam giác tăng tr−ởng kinh tế vùng duyên hải phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Khí hậu.

Chịu ảnh h−ởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 26oC, tháng nóng nhất vào tháng 6,7, tháng lạnh nhất vào tháng 1,2; l−ợng mua trung bình từ 1.600 đến 1.800 mm/năm; Độ ẩm trung bình vào khoảng 80-85%, cao nhất và tháng 7,8,9 thấp nhất vào tháng 1,2; Bình quân tổng số giờ nắng trong năm là 1.629,4 giờ, trong đó riêng tháng 10 có tới 194 giờ.

Địa hình, địa chất, đất đai.

Địa hình của Hải Phòng thay đổi rất đa dạng, phản ánh một quá trình lịch sử cấu tạo địa chất lâu dài và phức tạp. Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi. Phía Nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc tr−ng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.

Đồi núi chiếm 15% diện tích đất đai phân bố hơn phần nửa phía Bắc thành phố tạo thành 2 dãy núi chạy liên tục theo h−ớng Đông Bắc - Tây Nam. Cấu tạo địa chất của Hải Phòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi.

Hải Phòng có mạng l−ới sông ngòi dày đặc với mật độ từ 0,65 - 0,8 km/km2 và đều là các chi l−u của sông Thái Bình đổ ra Vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sông chính. Vì thế Hải Phòng vừa có "tính sông" do chịu chi phối của n−ớc đât liền, vừa có “tính biển” do chịu ảnh h−ởng sâu sắc của thuỷ triều. Trong đất liền có 16 con sông chính toả rộng khắp địa bàn thành phố với tổng chiều dài hơn 300 km.

Bờ biển, biển, hải đảo là những đặc tr−ng thiên nhiên đặc sắc của Hải Phòng, nhân tố tác động th−ờng xuyên đến nhiều hiện t−ợng xảy ra trong thiên nhiên và ảnh h−ởng đến nhiều họat động xã hội.

Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng - Hải phòng đến ngày 01/10/2003, tổng diện tích tự nhiên là 152.629,7 ha đ−ợc phân bổ sử dụng với diện tích cơ cấu đất đai nh− sau:

- Tổng diện tích đất tự nhiên là 152.629,75 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp: 71.259,59 ha chiếm 46,69% + Đất lâm nghiệp: 21.987,84 ha chiếm 14,41% + Đất chuyên dùng: 22.840,49 ha chiếm 14,96% + Đất ở: 6.793,37 ha chiếm 4,45% + Đất ch−a sử dụng: 29.748,98 ha chiếm 19,49%

Bảng 1: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất đai thành phố Hải Phòng

(Tính đến ngày 01/10/2003)

Loại đất Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích 01 152.629,75 100

I. Đất nông nghiệp 02 71.259,08 46,69

1. Đất trồng cây hàng năm 03 51.214,59 33,55 a. Đất ruộng lúa, lúa mầu 04 50.359,67 32,99 b. Đất n−ơng rẫy 09 81,39 0,05 c. Đất trồng cây hàng năm khác 12 773,52 0,51 2. Đất v−ờn tạp 17 7.945,83 5,21 3. Đất trồng cây hàng năm 18 650,49 0,43 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 23 27,28 0,02 5. Đất có mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản 26 11.420,90 7,48

II. Đất lâm nghiệp 30 21.987,84 14,41

1. Đất có rừng tự nhiên 31 16.440,46 10,77 a. Đất có rừng sản xuất 32 28,50 0,02 b. Đất có rừng phòng hộ 33 16.356,57 10,72 c. Đất có rừng đặc dụng 34 55,39 0,04 2. Đất có rừng trồng 35 5.547,15 3,63 a. Đất có rừng sản xuất 36 1.545,98 1,01 b. Đất có rừng phòng hộ 37 3.798,70 2,49 c. Đất có rừng đặc dụng 38 202,47 0,13 III Đất chuyên dùng 40 22.840,49 14,96 1. Đất xây dựng 41 3.802,53 2,49 2. Đất giao thông 42 6.552,55 4,29 3. Đất thuỷ lợi và mặt n−ớc chuyên dùng 43 8.220,54 5,39 4. Đất di tích lịch sử văn hoá 44 146,39 0,10

5. Đất an ninh quốc phòng 45 1.860,07 1,22 6. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng 47 467,48 0,31

7. Đất làm muối 48 223,38 0,15

8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49 1.055,56 0,69 9.Đất chuyên dùng khác 50 511,99 0,34 IV. Đất ở 51 6.793,37 4,45 1. Đất ở đô thị 52 2.064,08 1,35 2. Đất ở nông thôn 53 4.729,29 3,10 V. Đất ch−a sử dụng 54 29.748,98 19,49 1. Đất bằng ch−a sử dụng 55 3.304,05 2,16 2. Đất đồi núi ch−a sử dụng 56 699,57 0,46 3. Đất có mặt n−ớc ch−a sử dụng 57 4.203,27 2,75 4. Sông, suối 58 8.147,17 5,34

5. Núi đá không có rừng cây 59 1.092,14 0,72 6. Đất ch−a sử dụng khác 60 12.302,78 8,06

46,69% 14,41% 14,96% 4,45% 19,49% Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất ch−a sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 47 - 50)