Những chiến thắng hào hùng, vang dội của phong trào Tây Sơn và thái độ của tác giả

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí với lịch sử xã hội việt nam cuối thế kỷ XVIII (Trang 84 - 95)

thái độ của tác giả

Theo các sử gia trong và ngoài nớc thì thế kỷ XVIII ở Việt Nam đợc coi là thế kỷ của nông dân khởi nghĩạ Lúc bấy giờ đất nớc bị chia cắt, các tập đoàn thống trị ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài tận dụng thời cơ hoà bình không phải để phát triển kinh tế, mà lao vào con đờng ăn chơi sa đoạ và để phục vụ cho những cuộc vui chơi hởng lạc đó, chúng ra sức vơ vét, bóc lột tiền của và sức lao động của nhân dân. Đáng đau lòng hơn là ở Đàng Ngoài ngời dân phải chịu sự áp bức của một chính quyền hết sức quái gở, vừa có Vua lại vừa có Chúa, chúa chuyên quyền lấn át, vua nhu nhợc hèn nhát... khiến cho lòng dân oán hận. Khát vọng về cuộc sống ấm no, không có những bất công, khiến cho các cuộc khởi nghĩa nông dân

liên tục nổ rạ Có những cuộc khởi nghĩa kéo dài cả chục năm trờị.. tuy nhiên đều bị thất bại trớc sự đàn áp của triều đình. Phong trào Tây Sơn do thiên tài quân sự Nguyễn Huệ lãnh đạo nổ ra, đã đập tan các tập đoàn phong kiến thống trị lúc bấy giờ, đồng thời đánh tan hai mơi vạn quân Thanh xâm lợc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nớc.

Bức tranh xã hội rộng lớn với nhiều biến động, nhiều sự kiện lớn lao diễn ra liên tiếp giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đã đợc các sử gia ghi chép và đánh giá khá đầy đủ. Về phong trào Tây Sơn, các sử gia đều ghi nhận công lao và đóng góp to lớn của phong trào trong việc đập tan các thế lực phản động trong và ngoài nớc.

Tuy nhiên, theo quan niệm chính thống, các sử gia triều Nguyễn cũng nh nhiều nhà nho đơng thời lại có cách nhìn khác về phong trào Tây Sơn, thậm chí còn gọi Tây Sơn là “giặc Tây”, là “nguỵ triều” và ghi chép về triều đại này đều với giọng điệu chê bai mà rất kiệm lời khen. “Đến cả Lê triều tạp kỹ một cuốn sử t gia, tác giả viết với t cách một ngòi bút “tự do” nh các tác giả Ngô Gia văn phái và có lẽ không có cách nhìn “thù địch” với Nguyễn Huệ cũng vẫn không coi Tây Sơn là một triều đại, xem Tây Sơn chỉ là “Phụ Tây Sơn vơng”... chỉ với Ngô Gia văn phái Tây Sơn mới là một triều đại chính thống nh các triều đại khác” [48;78-79] và cũng chỉ duy nhất Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn học phản ánh khá đầy đủ và cũng không kém phần hấp dẫn sinh động về phong trào Tây Sơn, từ lúc khởi phát cho đến lúc suy tàn.

Mặc dù đứng ở phía đối lập, đứng bên trận tuyến nhà Lê để soi ngắm, song ngòi bút của các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã dành nhiều sự trân trọng, ng- ỡng mộ đối với lực lợng nghĩa quân Tây Sơn mà đặc biệt là đối với ngời anh hùng Nguyễn Huệ. “Nếu nh Nguyễn Khoa Chiêm vĩ đại ở chỗ ông là ngời đầu tiên tuyên bố mình là ngời sáng tác văn chơng thì Ngô gia văn phái vĩ đại ở chỗ họ đã nhìn nhận, phản ánh đúng phong trào Tây Sơn” [33;107]. Phải chăng vì đợc sống trong

thời kỳ này, đợc chứng kiến những mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến thống trị, những mâu thuẫn, lục đục trong nội bộ các tập đoàn phong kiến ấy và cả sức quật khởi của những ngời nông dân cộng với t tởng ái quốc, tinh thần dân tộc tiến bộ.., các tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí đã có nhận thức đúng đắn về những vấn đề nàỵ Vì thế, ta thấy giữa tên tác phẩm và nội dung của nó có những mâu thuẫn nhất định, điều đó cho thấy trong thế giới quan, trong t tởng sáng tác của tác giả Ngô Thì đang có những mâu thuẫn, một mặt muốn đề cao nhà Lê, muốn ghi lại sự nghịêp thống nhất đất nớc của nhà Lê, nhng thực tế trong mời bảy hồi đó, ta thấy vua Lê chỉ là một kẻ bù nhìn, nhu nhợc (Lê Hiển Tông) hoặc chỉ là kẻ “rớc voi về giày mả tổ” một cách hèn nhát (Lê Chiêu Thống) mà thôi, còn việc thống nhất đất nớc lại do công lao của Nguyễn Huệ. Sức sống mãnh liệt của Hoàng Lê nhất thống chí một phần lớn đợc toát ra từ những âm hởng hào hùng và những chiến thắng vang dội của phong trào Tây Sơn.

Nếu qua sử sách, “Chúa Tây Sơn là một ngời buôn hay qua lại miền thợng du, sau đó giữ chức biện lại (thu thuế) trấn Vân Đồn. Do không chịu đợc cảnh áp bức, bóc lột và hoành hành của bọn quan lại chúa Nguyễn, không yên lòng trớc cảnh sống khổ cực của những ngời nông dân cùng ấp, huyện nên ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã liên kết với các bạn cùng chí hớng cùng với các tù trởng các dân tộc ít ngời, luyện võ, hội bàn chuẩn bị khởi nghĩạ.. Năm 1771 Nguyễn Nhạc cùng hai em dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn” [43;416], thì các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã giúp chúng ta có cái nhìn khái quát, đầy đủ và độc đáo về bản chất cũng nh quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Tuy còn vớng quan điểm chính thống, còn cha hiểu hết về phong trào Tây Sơn, vẫn có lúc gọi Tây Sơn là “giặc” là “nguỵ”, và cho rằng nguồn gốc của chúa Tây Sơn là nhờ vào việc “gá bạc mà t gia bỗng trở nên giàu có” hoặc “Biện Nhạc vì tiêu mất tiền công, bèn trốn vào núi tụ tập tay chân hơn một trăm ngời rồi đi ăn cớp

ở các châu ấp” [38;100-101]. Nhng mặt khác tác giả lại mô tả tỉ mỉ nguyên nhân khiến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ và quá trình phát triển cũng nh vai trò lịch sử của nó.

Tuy trong Hoàng Lê nhất thống chí các tác giả chỉ tập trung mô tả một số trận đánh tiêu biểu, có tính chất quyết định, có ý nghĩa to lớn trong việc mang lại thái bình cho đất nớc, đồng thời thể hiện đợc uy vũ của phong trào này, nh trận đánh chiếm thành Phú Xuân, ba lần kéo quân ra Bắc với ba mục đích khác nhau: lần thứ nhất vào năm 1786, phò Lê - diệt Trịnh, lần thứ hai năm 1787 hỏi tội Vũ Văn Nhậm và lần thứ ba năm 1789, đại phá quân Thanh thống nhất đất nớc. Nh vậy, trớc hiện thực khách quan, các tác giả đã không thể không thừa nhận sức mạnh và sự trởng thành nhanh chóng của phong trào Tây Sơn.

Thành Phú Xuân là “chỗ đầu cùng của biên giới và là một thị trấn rất xung yếu” là địa đầu Bắc Hà, nên triều đình cử rất nhiều quân và tớng canh giữ và “dùng nhiều danh vị, tớc lộc để thu phục lòng ngời”. Tuy nhiên xét tình hình ở đây bị nạn đói hoành hành “dân chúng đều la oán kêu khổ”, “tình thế không thể lâu bền” nên để dẹp yên thiên hạ, quân Tây Sơn đã điều động binh tớng chiếm thành Phú Xuân, cầm đầu là Nguyễn Bình (Nguyễn Huệ). Trong trận đánh này “Mấy vạn mạng tớng sĩ đóng ở thành Phú Xuân đều không còn sống sót lấy một ngời” [38;116]. Chiếm đợc thành Phú Xuân, Bình kéo quân ra lấy luôn đồn Đông Hảị Tớng giữ đồn là vị phái hầu cùng viên hiệp trấn là Ninh Tốn mới trông thấy bóng Tây Sơn đã chạy trốn. Thế là mất hết cả đất Thuận Hóa” [38;116] lúc ấy vào tháng năm năm 1786. Chỉ một trận đánh đã lấy đợc đất Thuận Hóa, thanh danh của Tây Sơn lừng lẫy khắp thiên hạ. Trên đà thắng lợi cộng với lời tâu của Nguyễn Hữu Chỉnh về tình hình rối ren ở Bắc Hà: “Tớng lời, binh kiêu, triều đình không còn kỷ cơng gì cả”, “nớc vừa có Vua lại vừa có Chúa, đó là việc hết sức trái ngợc xa nay” [38;117]. Trớc nạn kiêu binh hoành hành, hống hách, triều đình bất lực, không sao dập tắt nổi, Chúa

thì chuyên quyền lấn át Vua khiến cho lòng ngời không phục, nếu lấy cớ diệt Trịnh - phò Lê thì ai cũng hởng ứng.

Thế là cuộc hành quân ra Bắc lần thứ nhất của Tây Sơn với mục đích “phò Lê - diệt Trịnh” đợc miêu tả ở hồi thứ t với một khí thế ào ào vũ bãọ Không đi sâu vào chi tiết diễn biến, chỉ qua những hình ảnh có tính chất khái lợc, tác giả cũng đã giúp ngời đọc hình dung, cảm nhận đợc sức mạnh to lớn của Tây Sơn. Trên đờng hành binh, quân Tây Sơn đi đến đâu, các tớng trấn thủ đều bỏ thành mà chạy (trấn thủ Nghệ An là Dơng trung hầu, trấn thủ Thanh Hóa là Thuỳ trung hầu), “quân ở trong đồn mới trông thấy bóng Tây Sơn đã bỏ chạy” [38;119]. Tiếp đó các đội quân tinh nhuệ nhất của triều đình đều bị tan rã. Danh tớng ở vùng Hàm Giang vốn là con nhà dòng dõi Đinh Tích Nhỡng đợc triều đình tin tởng cũng bị loại, các tớng trung hầu Đỗ Thế Dận, Thái Đình Hầu, viên đốc đồng Nguyễn Huy Bình kẻ bỏ trốn, ngời tự vỡ mà chạy, quân lính thì kinh hãi, bỏ chạy hết. Thậm chí chúa phải triệu hết các tớng tá tinh nhuệ và tin cậy nhất ra trận nh đồng bình chơng Trần Công Xán, lẫn lão tớng Thạc quận công Hoàng Phùng Cơ, nhng cuối cùng cũng phải “cùng hai con cớp đờng mà chạy tháo thân”, quân của quận Thạc “thây chết nằm ngổn ngang” [38;129]. Khi “Th báo tin thua trận tới tấp đa về kinh, các quan văn võ trong triều ai nấy đều cuống lên lo thu xếp chỗ nơng náu cho vợ con, lo cất giấu của cải, không một ai dám nhận việc ra đánh nhau với quân Tây Sơn”, đến nỗi chúa cũng phải “mặc đồ trận, xuống lầu, trèo lên mình voi thúc quân ra trận” [38;125]. Nhng kết quả thua vẫn hoàn thua; Dù liều mạng tiến lên, nhng trớc sức mạnh của quân Tây Sơn “quân lính nhà chúa đều sợ mất mật, bỏ cả khí giới ở bờ sông mà chạy thục mạng”, còn chúa Tông cũng chẳng kém gì phải “cởi bỏ quần áo trận, đội khăn chữ đinh, tụt ngồi xuống núp trong ngăn hòm da ở mé sau bành voi” [38;126] mà chạy và kết cục phải chịu một cái chết thê thảm. Bọn kiêu binh vốn

hống hách, kiêu ngạo, lộng quyền khiến cho triều đình bất lực cũng bị dẹp tan, chạy trốn khắp nơi…

Trong thực tế, lịch sử đã chứng tỏ Nguyễn Huệ đánh Nam dẹp Bắc, chống thù trong giặc ngoài, nhng bút lực của các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí hầu nh tập trung mô tả những cuộc chiến ở đàng Ngoài với vai trò lịch sử to lớn của ông, cũng nh của phong trào Tây Sơn. Miêu tả chiến thắng Bắc Hà lần thứ nhất của nghĩa quân Tây Sơn, các tác giả không chỉ phản ánh một cách khách quan và khá trung thực sức mạnh của phong trào Tây Sơn, mà qua đó ngầm khẳng định bản chất chính nghĩa của phong trào này cũng nh của ngời anh hùng Nguyễn Huệ. Sau khi đã tiêu diệt tập đoàn phong kiến chúa Trịnh chuyên quyền, vào yết kiến vua Lê, Nguyễn Bình đã tỏ thái độ nhã nhặn khiêm nhờng “Bình sụp xuống đất lạy năm lạy và rập đầu ba vái” [38;140], tự nhận mình là kẻ hèn mọn đất Tây Sơn “vì nghĩa tôn phò nhất thống mà ra tay, chỉ mong thánh thể khoẻ mạnh, cai trị thiên hạ”, “yêu kẻ trong, nuôi kẻ ngoài, để đa cõi đời này lên cảnh thái bình. ấy là thần đợc ban tặng nhiều lắm vậy” [38;142]. Với việc miêu tả thái độ, những hành động và đặc biệt là những đoạn đối thoại giữa vua Lê và nguyên soái Nguyễn Bình ta có thể thấy t tởng của các tác giả luôn đề cao chính nghĩa, ủng hộ lực lợng thống trị chính thống là triều Lê, đồng thời qua đó cái bản chất và cái tinh tờng trong việc xác định đâu bạn, đâu thù, nhìn thấu vấn đề cũng nh sức mạnh và mục đích nổi dậy của phong trào Tây Sơn đợc thể hiện khá rõ. Vì thế kết thúc chuyến hành binh ra Bắc lần thứ nhất với khí thế và sức mạnh lẫy lừng, đập tan tập đoàn phong kiến thống trị chúa Trịnh và “loạn kiêu binh” là mối nhân duyên đẹp đẽ của nguyên soái Nguyễn Bình và Ngọc Hân công chúạ Các quan ai cũng mừng rỡ cho rằng “nhà vua kén đợc rể tốt” [38;150], bản thân hoàng thợng Lê Hiển Tông cũng tự hào và truyền lệnh tất cả “các hoàng thân, hoàng phi, công chúa và các quan văn võ, ai nấy đều phải sửa soạn ngựa xẹ.. đợi ở cửa điện để đa công chúa về phủ của

Bình” [38;150]. Rồi hằng ngày khi vào lễ yết các vị tiên hoàng đế ở thái miếu thì “Bình và công chúa dóng kiệu cùng đi, lễ xong lại dóng kiệu cùng về”... Những trang văn mô tả về cuộc hôn nhân và những lời đối đáp, những lời vui đùa của Bình với Chỉnh về cuộc hôn nhân này nh làm tăng tính hiện thực cho tác phẩm, đồng thời là minh chứng khắc hoạ rõ nét hơn tính cách, phẩm chất của Nguyễn Huệ và mục đích của phong trào Tây Sơn. Điều đó làm cho nhân vật lịch sử, hiện thực lịch sử trở nên chân thực và hấp dẫn hơn, dễ đi vào lòng ngời hơn. Đây chính là điểm tạo nên nét độc đáo của Hoàng Lê nhất thống chí so với các tác phẩm khác, thể hiện cái nhìn lịch sử của các tác giả Ngô Thì khác với các sử gia và nho sĩ đơng thờị

Hoàng Lê nhất thống chí đã phản ánh đầy đủ cuộc hành quân ra Bắc lần thứ nhất của quân Tây Sơn và cho chúng ta thấy rõ cái nhìn hiện thực khách quan và sắc sảo cũng nh sự ngỡng mộ và tôn trọng của các tác giả về phong trào nàỵ Tiêu biểu là việc miêu tả cuộc ghé thăm tới kinh đô của vua Tây Sơn (Nguyễn Nhạc), các quan trong triều đoán mục đích là sẽ cớp ngôi nên lo lắng chuẩn bị “sắp sẵn ngọc tỉ để ra hàng” làm cho dân Bắc Hà bàng hoàng, đích thân hoàng thợng thân hành ra đón ở cửa ô phía Nam... nhng qua những hành động, những lời đối đáp của vua Tây Sơn với vua Lê: “Tôi vì giận kẻ cờng thần hiếp chế nhà vua, nên phải làm việc tôn phò. Nếu là đất họ Trịnh, một tấc tôi cũng không để; còn là đất nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không dám lấỵ.. sau khi bốn phơng đã phẳng lặng anh em tôi lại xin rút về nớc. Bây giờ chỉ mong nhà vua chấn chỉnh rờng mối triều đình, giữ yên bờ cõi, cùng nớc tôi đời đời kết nghĩa láng giềng, nh thế là phúc cho cả hai nớc” [38;171-172] các tác giả đã giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mục đích nổi dậy của phong trào Tây Sơn cũng nh bản chất của tập đoàn phong kiến thống trị vua Lê lúc bấy giờ.

Việc miêu tả mối nhân duyên đẹp đẽ giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân công chúa, kết thúc lần thứ nhất tiến quân ra Bắc của Tây Sơn, tác giả nh muốn khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà Lê với Tây Sơn và ngầm khẳng định mục đích chính nghĩa của Tây Sơn. Đến lần tiến quân ra Bắc thứ hai của Bắc bình vơng Nguyễn Huệ các tác giả tập trung mô tả quá trình tiêu diệt Võ Văn Nhậm, ngời đã đợc giao ra Bắc để tiêu diệt tên phản nghịch Nguyễn Hữu Chỉnh lại trở thành kẻ phản trắc, gây nhiều điều tiếng khiến lòng ngời oán thán... ở đây cái tinh tế của các tác giả Ngô Thì là miêu tả về thái độ, những tâm sự, lời nói và hành động của Nguyễn Huệ sau khi hoàn thành sứ mệnh: Bắc bình vơng cắt đặt lại quan chức, nói rõ mục đích, lý do mình ra Bắc, bày tỏ nỗi lòng xót xa về một ông vua “tối tăm, nhu nhợc... tự rớc lấy bại vong”, vài ngày sau, Bắc bình vơng dẫn quân về Nam. Tuy các quan không tin lời của Bình (Nguyễn Huệ), cho rằng Bình “dùng lời nói ngọt để giá ngự chứ không thật bụng”, nhng qua vài nét mô tả đó các tác giả một lần nữa tỏ ra khách quan, thấu hiểu hành động của nghĩa quân Tây Sơn cũng nh nỗi lòng, suy nghĩ của Nguyễn

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí với lịch sử xã hội việt nam cuối thế kỷ XVIII (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w