Nét độc đáo của Hoàng Lê nhất thống chí trong việc phản ánh sự suy yếu, sụp đổ của tập đoàn phong kiến chúa Trịnh

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí với lịch sử xã hội việt nam cuối thế kỷ XVIII (Trang 57 - 70)

suy yếu, sụp đổ của tập đoàn phong kiến chúa Trịnh

Dù phục vụ cho những tập đoàn chính trị khác nhau nhng việc chọn thời gian hơn ba mơi năm cuối thế kỷ XVIII, kể từ năm 1771 đến lúc Nguyễn ánh lên ngôi vua (1802) làm đối tợng miêu tả, các tác giả đã có ý thức phản ánh những vấn đề nhức nhối nhất, quan trọng nhất, đợc mọi ngời quan tâm nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đây là thời kỳ rối ren, đầy những biến động với dồn dập liên tiếp nhiều sự kiện lịch sử, là thời kỳ tập trung những mâu thuẫn cơ bản của chế độ phong kiến. Nổi bật là cuộc xung đột, tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phe phái phong kiến Lê - Trịnh, và trung tâm của các cuộc tranh giành ấy tất yếu là các nhân vật thuộc tầng lớp thống trị mà quyền lợi gắn chặt với những cuộc hãm hại, âm mu, thủ đoạn chính trị... từ đó nêu lên quá trình diệt vong không gì cỡng lại đợc của chính quyền phong kiến lúc bấy giờ.

Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu tác phẩm, các tác giả lại nói về sự lục đục trong phủ chúạ Thực tế lúc bấy giờ xét về tơng quan lực lợng thì hoàng gia ngày một suy yếu, nhà chúa nắm giữ hết quyền bính trong tay, “Thánh tổ Thịnh Vơng

chuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc; vua Lê chỉ còn biết chắp tay rủ áo mà thôi” [38;13]. Vì thế Trịnh Sâm là ngời có quyền hành cao nhất, tất cả quyền lực đều nằm trong tay nhà chúa, Vua Lê Hiển Tông chỉ ngồi cho có vị, rủ áo khoanh tay “mợn hứng vui chơi nh thờng để tránh tai vạ”. “Chúa gánh cái lo, ta hởng cái vui” - là triết lý sống của ông vua này trớc sự chèn ép đủ đờng của Trịnh Sâm.

Tác phẩm bắt đầu bằng câu chuyện Trịnh Sâm say mê tửu sắc, bỏ con trởng lập con thứ, tạo ngòi nổ gây ra bè đảng trong phủ chúa, anh em trong nhà sát phạt, tàn hại lẫn nhaụ Trịnh Tông, con cả của Chúa, nhân lúc cha ốm nặng đã thực hiện âm mu đảo chính vào năm 1780 nhng không thành. Hai năm sau Chúa mất, Trịnh Tông lại làm binh biến lật đổ Trịnh Cán. Sau đó mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn, từ mâu thuẫn trong phủ chúa lan dần ra thành mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Vua Lê - Chúa Trịnh giữa quân đội với triều đình... để cuối cùng cơn bão táp dữ dội nhất của thời đại là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn cuốn đi tất cả.

Với cách mở đầu tác phẩm của mình nh vậy, hẳn các tác giả Ngô Thì ngầm khẳng định, nhấn mạnh mầm mống của những mối loạn, những mâu thuẫn không phải từ dới lên mà từ trên xuống, từ sự sa đoạ, thối nát của giai cấp thống trị kéo theo mọi mâu thuẫn, mọi biến động của xã hội lúc bấy giờ.

Khi giới thiệu về chúa Trịnh Sâm, thật ngạc nhiên tác giả đã cho ta thấy trớc hết đó là một ngời không tầm thờng, ông “cứng rắn, thông minh sáng suốt hơn ng- ời, đủ cả tài về văn lẫn võ, đã xem khắp kinh sử. Sau khi Thịnh Vơng lên nối ngôi Chúa, từ kỷ cơng trong triều đến chính trị trong nớc hết thảy đều đợc sửa đổi; bao nhiêu tớng giặc, phản nghịch đều bị đập tan” [38;13] và dờng nh nhà Chúa đi đến đâu là xã tắc bình yên đến đấỵ Mọi trật tự kỷ cơng đợc chấn chỉnh “quân nhà Chúa đã đến, không chỗ nào là không thắng” [38;14], khi đó “bốn phơng yên ổn, kho đụn đủ đầy”. Lúc này Trịnh Sâm nh một vị Thánh chúa, mang lại thái bình thịnh trị cho đất nớc, cho nhân dân. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì không một lý do gì

để khẳng định sự thối nát, sa đoạ dẫn đến suy vong của tập đoàn chúa Trịnh, ngợc lại còn mang lại hy vọng về đất nớc thịnh trị trong tơng laị

Tuy nhiên bằng cái cảm quan nhạy bén, các tác giả họ Ngô Thì đã nhìn thấy bản chất của Chúa Trịnh, thấy đợc mầm mống diệt vong không thể tránh khỏi của nhà Chúa, và tiên liệu rằng: Trịnh tộc sẽ bị diệt bởi chính bàn tay của Tĩnh vơng Trịnh Sâm - một kẻ thông minh có tài nhng không biết sử dụng đúng chỗ gây rạ Trong tác phẩm các tác giả tập trung mô tả Trịnh Sâm chỉ là một kẻ “kiêu căng, xa xỉ và với cái tham vọng muốn làm bá chủ khiến cho Trịnh Sâm trở thành một kẻ “chuyên quyền cậy thế, làm oai làm phúc”, thậm chí không từ một thủ đoạn dã man, tàn bạo nào để đạt đợc. Khi mới lên ngôi chúa, Thịnh Vơng đã vu hãm cho thái tử Lê Duy Vĩ tội thông dâm với cung nữ, truất xuống làm dân thờng, sau đó lại vu tội liên hệ với các nho sĩ làm loạn, khiến cho “Thái tử bị ghép vào tội thắt cổ” . Việc giết hại thái tử là một việc mà trong thiên hạ cho rằng “đó là việc làm trái ng- ợc nhất, bi thảm nhất từ xa đến nay”, khiến cho “già, trẻ, gái, trai không ai là không rơi nớc mắt” [38;76]. Không những thế mà ngay cả đất bằng cũng nổi giận, trời xanh cũng phải bất bình: “bầu trời tự nhiên tối tăm, giữa ban ngày mà cách nhau gang tấc cũng không trông rõ” [38;76]. Và chỉ sau một thời gian, tài cán, thông minh đâu chẳng thấy, chỉ thấy ở Trịnh Sâm là một kẻ ăn chơi trác táng, “phi tần thị nữ kén vào rất nhiều, mặc sức vui chơi thoả thích” [38;14]. Vậy thời gian đâu, tâm trí đâu để “an dân, trị quốc” mang lại thái bình cho thiên hạ. Hơn thế nữa vào lúc cuối đời, Trịnh Sâm lại say mê Đặng Thị Hụê thì ông bất chấp tất cả. Kể từ đây bút lực và cảm quan của tác giả họ Ngô Thì mới phát huy hết tinh lực để mô tả đầy đủ về chân dung một vị chúa - ngời đợc xem là thông minh, tài giỏi, nắm giữ quyền lực cao nhất, nhng thực chất chỉ là một kẻ sa đoạ, dâm đãng quá mức, đam mê tửu sắc đến mù quáng. Ngay việc biết em vợ là Đặng Mậu Lân - một kẻ tàn bạo, ỷ thế xem thờng phép tắc... nhng chúa vẫn gả cô con gái cng - vốn yếu ớt

mảnh dẻ - của mình cho hắn, đủ để thấy chúa Trịnh đã bất chấp tất cả. Thậm chí Chúa còn tự ý phế con trởng, lập con thứ - từ đó “trong phủ chúa dần dần sinh ra bè nọ cánh kia”, hàng loạt mâu thuẫn xuất hiện: mâu thuẫn giữa cung tần Ngọc Hoan với Tuyên phi họ Đặng đợc chúa yêu dấu, giữa Trịnh Tông - con trởng với con thứ - Trịnh Cán, giữa con gái Ngọc Lan với em vợ Đặng Mậu Lân... Những mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt, quyết liệt. Nhất là khi Trịnh Sâm trong cơn nguy kịch trên giờng bệnh, thì riêng việc lập Trịnh Tông hay Trịnh Cán lên ngôi chúa cũng đã có biết bao thủ đoạn, mu mô để sát phạt, tàn hại lẫn nhau và khi Trịnh Sâm chết, “loạn kiêu binh” đã nổ ra, và một cuộc tàn sát, chém giết giữa các phe phái bùng lên dữ dộị Kết quả Trịnh Tông thắng thế, chúa nhỏ Trịnh Cán và tuyên phi họ Đặng cùng những kẻ phò tá đắc lực nhất cho phe cánh này đều không tránh khỏi cái chết.

Trớc khi chết, Trịnh Sâm đã kịp phong vơng cho Trịnh Cán. Dù đợc xem là “rất tuấn tú, thông minh” nhng ngay từ nhỏ Vơng đã mắc bệnh cam sài “bụng to, rốn lồi, da nhợt, gân xanh, chân tay gầy khẳng khiụ Chúa phải sai ngời đi tìm danh y khắp bốn phơng về cứu chữa cho vơng tử” [38;34]. Dù cúng bái, lễ cầu khắp nơi, chữa chạy tốn kém hết năm này qua năm khác mà bệnh vẫn không khỏi, không một danh y nào chữa đợc... Khi đợc lên ngôi mà bụng vẫn ỏng, “rốn lồi hơn một tấc”... và sau cơn binh biến, bị ép phải từ ngôi, cơn sốc mạnh ấy khiến chúa Cán vì quá sợ hãi không ăn uống gì đợc, bệnh thêm nặng và chỉ ít lâu sau là qua đờị.. lúc đó chúa mới năm tuổị

Còn Trịnh Tông sau khi cùng kiêu binh khởi loạn thành công đã vội vã lên ngôi Chúạ Nhng có lẽ đây là một lễ đăng quang hiếm thấy trong lịch sử, bởi nó không cần gì đến nghi lễ, phép tắc trang nghiêm của một lễ đăng quang. Qua vài nét phác hoạ các tác giả gợi cho ta cảm giác lễ đăng quang chẳng khác một trò hề rẻ tiền: “họ kiệu thế tử lên vai”, rồi “trong lúc gấp vội không có kỷ sập, họ phải

dùng tạm chiếc mâm vẫn dùng bày cỗ lộc làm ghế. Đặt thế tử ngồi lên, rồi tám ng- ời kề vai vào khiêng. Chốc chốc họ lại nâng chiếc mâm lên đầu mà đội; đầu mỏi lại xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầụ Cứ thế lên lên xuống xuống nh ngời ta giỡn quả cầu hoặc rớc pho tợng phật” [38;59] chúa về đến phủ thì “sân phủ đông nh họp chợ”. Thực tế đa Trịnh Tông về phủ lên ngôi chúa là một cuộc tôn phò chính thống theo đúng đạo lý cơng thờng. Đúng ra đó phải là một đại lễ tôn nghiêm, trang trọng... Đằng này, ngời ta thực hiện cẩu thả nh một trò hề, nh “giỡn quả cầu hoặc rớc pho tợng phật”. Phải chăng các tác giả đã “bắt chộp” đợc những chi tiết “đắt giá”, rồi khéo sắp đặt, trình bày chúng trong những hoàn cảnh điển hình, tạo tình huống bất ngờ, thú vị; biết đan xen cái nghiêm trang với cái trào lộng nên đã mang lại tiếng cời hài hớc, để rồi sau đó gợi lên trong chúng ta những liên tởng, những suy t thâm trầm về những cái kệch cỡm, xấu xa, tàn bạo của triều đại, của xã hội loạn lạc đơng thờỉ Chúa mà nh một vai hề, vậy thì bản chất, tơng lai của một triều đại có thể “nhìn mà biết đợc vậy”. Nét độc đáo của Hoàng Lê nhất thống chí trong việc phơi bày bản chất, bộ mặt thật của tập đoàn chúa Trịnh đơng thời là ở chỗ vừa chân thực vừa trào lộng, hài hớc.

Quả thực chỉ khoảng bốn năm sau (1786), Trịnh Tông bị phế bỏ, chịu cái chết thảm khốc - tự sát và bị phơi xác ngoài cửa Tuyên vũ. Những bậc cha chú của họ cũng không hơn họ đợc bao nhiêụ Sau khi Trịnh Tông bị phế truất không lâu, thì hai ngời trong họ là Trịnh Lệ và Trịnh Bồng lăm le lên làm chúa, lại tranh giành, đánh chém lẫn nhaụ Trịnh Lệ (Quận Thuỵ - tức Thuỵ Quận Công) vốn khôn ngoan, nhng từ trớc đến giờ đã ba lần âm mu cớp ngôi chúa nhng không thành. Các quan trong triều đều nhận xét rằng “con ngời mà tâm địa nh vậy, hẳn không phải là của quý ” [38;76]. Còn Trịnh Bồng (Quận Côn - tức Côn Quận Công) thắng thế, nhng vốn hiền lành khoan hậu, lại nhút nhát nhu nhợc, cầu maỵ Đợc ngôi chúa nhờ một số bề tôi bất tài, lật lọng, tráo trở. Khi thất bại, bị lũ tiểu

nhân bỏ rơi, khiến cho án đô vơng “ở vào thế cỡi Hổ không thể xuống đợc” [38;87]. Ông ta đã phải dở khóc dở mếu mà than rằng “Ta chẳng may đẻ ra ở nhà Chúa, lại bị một lũ tiểu nhân làm cho lầm lỡ. Nếu biết thế này thà cứ ở Chơng Đức làm ông s già, chống cây thiền trợng ở trớc cửa thiền mà lại hóa hay!” [38;87] “nh- ng hối thì đã muộn! Nếu trớc đó Trịnh Bồng dựa vào Nhỡng, ép Chiêu Thống phải phong cho mình bằng đợc tớc vơng, thì giờ đây ông ta lại thấy rất đau khổ vì “đã trót làm Chúa” [38;115], kết cục phải bỏ chạy khỏi đất Thăng Long, phủ chúa bị đốt cháy rụị “Hôm ấy nhằm ngày mồng tám tháng chạp năm Bính Ngọ (1786)” [38;88] và thế là “hai trăm năm lâu đài cung khuyết huy hoàng, bỗng chốc thành ra bãi đất cháy đen” và cũng từ đó không còn thấy mặt chúa đâu nữạ

Nh vậy chỉ trong vòng khoảng sáu năm từ 1780 đến 1786, đã có tới bốn ngời kế vị ngôi chúa của Tĩnh Vơng, tranh giành quyền lực và lần lợt bị lật đổ, trừ khử, tất thảy đều bị chết và không một ông chúa nào đợc chết một cách yên ổn trọn vẹn, thậm chí rất thê thảm. Trịnh Sâm vì quá sa đoạ, ăn chơi trác táng đến nỗi mắc nhiều bệnh tật không thể chữa đợc, chết vì kiệt sức ở vào cái tuổi mà ngời khác còn đang sung sức (gần 45 tuổi). Điều đáng đau lòng là khi ông vừa nằm xuống thì các con ông đã hãm hại, chém giết lẫn nhau để tranh giành ngôi chúa đến nỗi Trịnh Cán mới năm tuổi, lại ốm yếu vừa mới đợc phong vơng đã bị ép từ ngôi, sợ hãi mà chết. Còn Trịnh Tông sau đó cũng chịu cái kết cục bi thảm, xác bị phơi ngoài cửa Tuyên Vũ khi mới hai mơi ba tuổị Còn Trịnh Lệ, Trịnh Bồng đều là những kẻ bất tài, nhu nhợc và cơ hộị Kẻ thì lăm le ba lần bảy lợt cớp ngôi nhng không thành, ngời thì đi tu nhng đánh hơi thấy mùi quyền lực liền vứt bỏ Phật để về giành giật, nhng kết cục phải chạy trốn mất tích không ai còn nhìn thấy nữa…

Cũng viết về hiện thực lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, viết về sự già cỗi, thối nát của các tập đoàn phong kiến, trong đó có tập đoàn phong kiến chúa Trịnh nhng các tác phẩm nh Thợng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, hay

Tang thơng ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn án, hay Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ... là những tác phẩm văn xuôi tự sự có cốt truyện đơn giản, thờng ghi chép những điều mắt thấy tai nghe nên quy mô và phạm vi còn cha rõ nét, cha toàn diện. Tập trung vào một hoặc vài sự kiện tiêu biểu nào đó nh qua tác phẩm

Thợng kinh ký sự ta có sự hình dung đầy đủ về Trịnh Cán, qua Vũ trung tuỳ bút, Phạm Đình Hổ phơi bày trớc mắt chúng ta những vui thú, những trò giải trí lố lăng, sa đoạ của chúa Trịnh Sâm cùng đám quan lại đục nớc béo cò... Từng mảnh khảm nhỏ của chế độ chúa Trịnh hiện lên góp tiếng nói phê phán sự sa sút và khủng hoảng của tập đoàn phong kiến đơng thờị Còn Hoàng Lê nhất thống chí đợc coi là tác phẩm có quy mô phản ánh hiện thực lịch sử xã hội thời kỳ này một cách toàn diện nhất. Tất cả những sự kiện lịch sử quan trọng, những nhân vật lịch sử tiêu biểu của giai đoạn này, các chúa Trịnh đợc các tác giả phản ánh, thể hiện một cách chân thực mà không kém phần sinh động, hấp dẫn...

Trớc mắt chúng ta, cuộc đời mỗi Chúa Trịnh là một tấn bi hài kịch, đợc vẽ nên bằng một cái nhìn sắc sảo và ngòi bút trào phúng, hài hớc của các tác giả Ngô Thì. Nó gợi lên trong lòng ngời đọc tiếng cời nhạo báng, nhng không kém phần chua xót trớc sự đốn mạt, cơ hội, trớc thú ăn chơi sa đoạ, và sự hng - phế của dòng dõi chúa Trịnh vốn đã tồn tại hơn hai trăm năm. Rõ ràng, các tác giả họ Ngô Thì biết chọn lựa những chi tiết đắt giá, những thời điểm xảy ra nhiều biến cố, xung đột gay gắt, bất ngờ đầy kịch tính... để đa vào tác phẩm, để mang lại suy ngẫm, cũng nh cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử đơng thời cho ngời đọc. Đó chính là điều tạo nên nét đặc sắc, độc đáo của Hoàng Lê nhất thống chí mà những tác phẩm văn xuôi tự sự khác không có đợc.

Không dừng lại ở hàng ngũ những ngời đứng đầu bộ máy chính quyền, ngòi bút hiện thực của các tác giả họ Ngô Thì còn tập trung mô tả sự sa sút nghiêm trọng, sự bất tài, vô dụng, “thùng rỗng kêu to” của các quan đại thần - ngời giúp

việc cho nhà chúạ Hoàng Lê nhất thống chí cho ta thấy khá đầy đủ những gơng mặt tiêu biểu của hàng ngũ đại thần tin cẩn trong phủ Chúa lúc bấy giờ qua đoạn

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí với lịch sử xã hội việt nam cuối thế kỷ XVIII (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w