Khả năng bao quát hiện thực xã hội của Hoàng Lê nhất thống chí

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí với lịch sử xã hội việt nam cuối thế kỷ XVIII (Trang 26 - 34)

Trong Văn học trung đại Việt Nam thờng có quan niệm là coi trọng thơ phú và coi thờng tiểu thuyết, thậm chí các nhà nho coi tiểu thuyết là thứ văn chơng rẻ rúng, mạt hạng, là chuyện “dùng lời lẽ nông cạn, vụn vặt để góp nhặt những câu chuyện đầu đờng xó chợ” [28;76]. Quan niệm đó đã ảnh hởng không nhỏ đến sự phát triển của loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam. Nhng trong thực tế chúng ta lại thấy có một nền văn xuôi tự sự Việt Nam phát triển và có những tác phẩm có giá trị, phản ánh chân thực những vấn đề của đời sống xã hội đơng thời nh Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, đặc biệt là Truyền kì mạn lục. Qua tác phẩm này, ta có thể cảm nhận đợc rõ hơn những mâu thuẫn, giằng xé trong thế giới quan của các nhà nho, cũng nh những mâu thuẫn của xã hội thế kỉ XVIỊ Bớc sang thế kỉ XVIII, các tác phẩm văn xuôi có giá trị tiếp tục xuất hiện và góp tiếng nói đanh thép lên án xã hội đơng thời nh Thợng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút, Tang thơng ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn án… Song văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại có một bớc tiến khi xuất hiện cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí.

Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, với t tởng chủ đạo là t tởng hoài Lê, nhng khi tìm hiểu tác phẩm, chúng ta thấy sức mạnh của hiện thực xã hội đơng thời đã vợt lên t tởng đó, tức giá trị phản ánh hiện thực khách quan của tác phẩm đã lớn hơn ý định chủ quan của các tác giả họ Ngô.

Hoàng Lê nhất thống chí xuất hiện và gắn liền với thời kì bão táp trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nó thể hiện một cách chân thực và sinh động bức

tranh xã hội Việt Nam thời Lê mạt (giai đoạn cuối thế kỉ XVIII) với cuộc đấu tranh giai cấp và cuộc đấu tranh dân tộc đều diễn ra vô cùng ác liệt; có những đau thơng mất mát và cũng có cả những chiến công oanh liệt, hào hùng. Cha bao giờ cả một chế độ chính trị, các tập đoàn phong kiến thống trị và những gì liên quan đến nó lại bộc lộ rõ sự sa đọa, suy thoái, tàn bạo nh thế. Cả cuộc sống vật chất cũng nh tinh thần đang dần bị rệu rã, mục nát.

“Nếu coi chế độ phong kiến Lê - Trịnh nh một cái nhà, thì theo Hoàng Lê nhất thống chí, cái nhà ấy không còn cách gì đứng vững đợc nữa bởi cột kèo đều bị mục rỗng, móng chốt rệu rã, nền móng sụt lở, mối mọt từ trong đục ra” [51;7]. Toàn bộ tác phẩm là sự tập trung phơi bày những đau thơng, đen tối, rối ren của xã hội lúc bấy giờ, trong đó nổi bật chính là bộ mặt của guồng máy thống trị thối nát. Những sự tranh giành, cớp giật, lấn át quyền bính trong tập đoàn Lê - Trịnh: nào là sự cam chịu thân phận “bù nhìn”, chỉ ham chuyện vui chơi, trút “mối lo” cho chúa của vua Lê, đến sự chuyên quyền của chúa Trịnh, tranh ngôi thế tử giữa hai phe Trịnh Tông và Trịnh Cán, nạn chuyên quyền của quần thần, sự lộng hành của kiêu binh... Hầu nh cả bộ máy quan liêu từ triều đình, cung Vua, phủ chúa trở xuống đều ẩn chứa những âm mu đen tối, những toan tính danh vọng. Những vụ chém giết, nổi loạn, những vụ trộm cớp, giết ngời, hãm hiếp... diễn ra dồn dập đợc mô tả một cách sinh động, rõ nét. Đúng là những cuộc “dâu bể” diễn ra ngoài sức tởng t- ợng của tầng lớp nho sĩ, là sản phẩm của một thời đại “mũ dép đảo lộn, cơng thờng sai trái" của xã hội Việt Nam thời Lê mạt.

Để phản ánh bớc ngoặt lịch sử - xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XVIII dới hình thức văn xuôi tự sự, “các tác giả họ Ngô đã xây dựng trong tác phẩm của mình gần bốn trăm nhân vật. Hệ thống nhân vật này đại diện khá đầy đủ cho các tập đoàn chính trị, các tầng lớp xã hội, già có - trẻ có, trai có - gái có, thành thị có, nông thôn có, Việt Nam có - Trung Hoa có, triều đình có - nhân dân

có, quân tử có - tiểu nhân có, anh hùng cái thế có - luồn cúi đê hèn có” [33;95]. Tất nhiên không phải với khối lợng nhân vật phong phú là đã tạo nên đặc trng của văn học nghệ thuật, mà nói nh V.G.Biêlinxki mỗi một nhân vật là một cá thể “vừa lạ lại vừa quen” nhng vẫn mang ý nghĩa xã hội caọ Một trong những điều làm nên đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực trong Hoàng Lê nhất thống chí chính là “xây dựng thành công gần một trăm nhân vật thuộc hàng ngũ tầng lớp phong kiến thống trị với đủ hạng ngời, mỗi ngời một tính cách vừa độc đáo, vừa cá tính mà rất hiện thực. Từ những kẻ mang tính chất lu manh, côn đồ, lợi dụng thời cơ đục nớc béo cò nh Đặng Mậu Lân ỷ thế chị là vợ chúa mà ngông cuồng càn rỡ, nh tuần huyện Trang phản trắc, tâm địa đớn hèn “sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu thân” hay quan tuần phủ Nguyễn Cảnh Thớc nhân lúc hỗn quân hỗn quan cớp tiền và lột cả áo ngự bào của vua đang mặc... cho tới những đại thần phong lu công tử và hèn yếu nh quốc s Nguyễn Khản, ngu xuẩn, bỉ ổi và bất tài nh quốc cữu Dơng Khuông... Những danh tớng gian hùng, bè phái, lộng quyền nh quận Huy, huênh hoang, giả dối và tàn bạo nh Đinh Tích Nhỡng, khóac lác mà mu mô nh Hoàng Phùng Cơ... và cao hơn hết là những ông chúa nh Trịnh Sâm chuyên quyền cố vị, nh Trịnh Bồng bất tài, mù quáng... cho đến những ông vua nh Lê Cảnh Hng nhu nhợc, đớn hèn “rủ áo, khoanh tay” dựa vào nhà chúa, Lê Chiêu Thống tàn ác, đê tiện, cam tâm bán nớc để giữ lấy ngai vàng...” [12;59] tất cả chỉ là những kẻ danh không xứng với thực, lúc bình thờng thì uốn lỡi khua môi, nhng lúc nguy khốn thì lẩn trốn và rút cục bọn chúng đều nhận kết cục thảm hại, bi đát.

Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã vợt lên trên hàng loạt sự kiện để có cái nhìn khái quát, và đã miêu tả một cách sâu sắc sự suy yếu, mục nát đến tận gốc của chế độ phong kiến cả về mặt ý thức hệ, cái “phần hồn”- một nhân tố rất cơ bản của chế độ phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam vốn dựa trên đạo lý “tam c- ơng”, “ngũ thờng” để dựng lên khuôn phép, làm sợi dây vô hình để buộc chặt mọi

ngời, nhất là tầng lớp kẻ sĩ. Nhng thời đại này cơng thờng đảo lộn, chính ngay bản thân kẻ cầm cán cân công lý tự tay phá nát mọi kỉ cơng bằng những cuộc tranh đoạt đẫm máu hoặc bằng sự sa đọa, đớn hèn. Giờ đây lật lọng, cơ hội, xảo trá... là mốt của thời đại, nho phong sĩ khí tàn rụi thảm hạị Từ vua chúa, đại thần, đến quan văn, tớng võ... đều rặt một phờng tráo trở. Miêu tả sự băng hoại, phá sản về mặt ý thức hệ của các sĩ phu quan liêu, các tác giả đã đặt một cái nhìn khách quan, toàn diện về sự bi đát của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIIỊ

Mặc dù, tác phẩm đợc viết ra dới sự thôi thúc của lòng quân trung, dới sự tác động của t tởng chính thống, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí không có dụng ý bôi đen giai cấp mình, tầng lớp mình. Nhng sự thực vợt ngoài ý muốn chủ quan của họ, các tác giả đã tuân theo hiện thực nghiêm ngặt mà miêu tả, vạch trần bộ mặt của đầy đủ hạng ngời, trong đó nổi bật là tầng lớp thống trị với kết cục tồi tệ. Ngời đọc có cảm tởng đi vào Hoàng Lê nhất thống chí nh đi vào một thế giới ngày càng rối loạn, không có thuốc nào chữa khỏị Có lẽ không ở đâu bộ mặt mục rỗng, bạo tàn, của tập đoàn phong kiến Lê -Trịnh lại bị vạch trần, lên án gay gắt nh trong

Hoàng Lê nhất thống chí.

Lấy đề tài từ hiện thực lịch sử, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí có ý thức nghiêm túc trong việc phản ánh những vấn đề lớn của xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIIỊ Bên cạnh việc miêu tả trực tiếp cảnh rối loạn, tan rã và sụp đổ không gì có thể cứu vãn nổi của chế độ phong kiến, của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, các tác giả họ Ngô còn hớng ngòi bút, và cả những cảm xúc của mình vào hiện thực cuộc sống của nhân dân. Tuy không tập trung miêu tả một cách sâu sắc, tỉ mỉ nhng qua lời nói của các nhân vật, qua sự miêu tả về những cuộc chém giết tranh giành quyền lực trong phủ chúa, qua hình ảnh những vụ nổi loạn của binh lính, có khi qua chính lời bình trực tiếp của bản thân tác giả nh: “cả nớc là một bãi chiến trờng”... cuộc sống của nhân dân trong thời kỳ lịch sử này càng hiện lên rõ

nét hơn với trăm nỗi đọa đày, đau khổ. “Vì sự trng thu quá mức, có ngời vì thuế vải lụa mà phá cả khung cửị Cũng có kẻ phải nộp gỗ cây mà bỏ rìu búa, những ngời nộp tôm cá mà xé chài lớị..” (Phan Huy Chú - Lịch triều hiến chơng loại chí), ng- ời dân sống lúc nào cũng trong cảnh nơm nớp lo sợ, Nguyễn Hữu Chỉnh khi đến làng Bái Hạ, thả quân lính ra chúng “gặp ai giết nấy, đàn ông, đàn bà, trẻ con không sót một ngời nào”. Vũ Văn Nhậm, khi vào thành, thì cho quân lính lục lạo, lùng sục khắp các nhà dân để cớp củạ.. Rồi cả những viên tớng nh Đinh Tích Nh- ỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dơng Trọng Tế... lúc thua trận cho quân lính vào các thôn làng để cớp bóc, hà hiếp nhân dân. Ngời dân không chỉ chịu đựng sự áp bức của giai cấp thống trị đang ngày một mục nát, mà còn phải gánh chịu nỗi đọa đày của những kẻ xâm lợc. Lê Chiêu Thống là một ông vua đớn hèn, “rớc voi về giày mả tổ”. Khi Tôn Sĩ Nghị sang thực hiện âm mu xâm lợc nớc ta, thì lính tráng của hắn chẳng khác gì lũ beo sói trú ngụ khắp các phố phờng “Kiếm mọi cách vu hãm ngời lơng thiện, áp bức, cớp bóc... thậm chí giữa đờng, giữa chợ hãm hiếp đàn bà không còn kiêng sợ gì cả”, khiến cho ngời nông dân vốn đã cực khổ, nay còn cơ cực, khốn đốn hơn. Ngay cả những vùng nh Sơn Nam Hạ “vốn đợc gọi là nơi giàu có” vậy mà lúc bấy giờ “không có thóc lúa để dành, các nhà đều trống rỗng nh cái chuông treo”.

Những cảnh thơng tâm về cuộc sống bị đàn áp, thân phận bị chà đạp của nhân dân lúc bấy giờ còn đợc đề cập rất nhiều trong những cuốn sách, cuốn sử ghi chép về tình hình xã hội giai đoạn này nh Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn hay

Việt sử thông giám cơng mục, bộ sử có giá trị đầu đời Nguyễn và Vũ trung tùy bút

của Phạm Đình Hổ... “Tức nớc vỡ bờ”, các tầng lớp bị áp bức không chỉ biết can tâm chịu đựng làm trâu làm ngựa mãị Các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã cho ta thấy đợc sự vùng lên giành miếng cơm, manh áo, thấy đợc sức mạnh tinh thần của nhân dân qua thái độ của họ đối với những gì đang diễn ra, đặc biệt là đối với

Vua Chúa - vốn đợc coi là chỗ dựa cho muôn dân, với Lê Chiêu Thống, ngời dân đã nhận xét “nớc Nam ta từ khi có đế, có vơng đến nay cha có ông vua nào luồn cúi đê hèn nh thế”. Họ cũng rất căm hận, bất bình trớc sự ỉ thế làm càn của Đặng Mậu Lân... Họ lên án, phê phán sự lộng quyền của Quận Huy, sự mu mô của Đặng Thị Huệ mà cả sự “bù nhìn” nhu nhợc của các quan:

“Trăm quan ít sáng nhiều mờ Để cho Huy quận vào sờ chính cung”...

Với hàng chục sự kiện lớn nhỏ nh vậy, ta có thể cảm nhận sâu sắc không chỉ hoàn cảnh sống của nhân dân mà cả sự phẫn nộ, thái độ, tinh thần của họ trớc hiện thực xã hội đơng thờị Dù không cố tình miêu tả thật chi tiết, nhng qua vài nét phác họa đó các tác giả đã cho ta thấy làn sóng khởi nghĩa của lực lợng quần chúng nhân dân đang lan tràn khắp nơị Đồng thời qua đó họ tỏ rõ sự chán ghét, bất mãn và cả sự phẫn nộ, trăn trở của chính mình đối với giai cấp phong kiến thống trị thối nát, cũng nh thể hiện thái độ ủng hộ đồng tình với suy nghĩ, cảm xúc của ngời dân. Đó chính là điều đặc sắc chứng tỏ tính chất tiến bộ trong cách phản ánh hiện thực lịch sử của các tác giả họ Ngô Thì. Tính chất tiến bộ, cái nhìn hiện thực khách quan của các tác giả họ Ngô đợc bộc lộ khá rõ khi miêu tả về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đỉnh cao của các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Có thể nói, trong Văn học trung đại Việt Nam cha có một tác phẩm nào miêu tả một cách trực tiếp, chân thực và tuyệt vời về phong trào Tây Sơn và ngời anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ nh Hoàng Lê nhất thống chí. Các tác giả nh nhìn thấu bản chất và quá trình phát triển của cuộc khởi nghĩa này, từ thời kỳ đầu còn non yếu, lẩn lút nơi núi rừng cho đến khi lớn mạnh với một khí thế hào hùng, dũng mãnh: “Ngời Tây Sơn hành binh nh bay, tiến quân rất gấp, xem họ đi lại vùn vụt mau chóng nh thần, chống không thể đợc, đuổi không thể kịp”. Chính phong trào ấy đã không chỉ lật đổ đợc tập đoàn phong kiến đê hèn bán nớc lúc bấy giờ, mà

còn đánh bại đội quân xâm lợc Mãn Thanh, mang lại chiến thắng vĩ đại, giữ vững nền độc lập cho dân tộc. Đối với phong trào Tây Sơn có thể tác giả không nhận thức đợc đầy đủ đó là một phong trào nông dân, và ngời lãnh tụ của phong trào đó - Nguyễn Huệ - ngời anh hùng áo vảị Dù họ có dạ vào t tởng phò Lê để soi ngắm phong trào Tây Sơn, nhng với ngòi bút hiện thực sắc sảo, khách quan của mình, họ đã chiến thắng những định kiến giai cấp, vợt lên những thiên kiến cá nhân và với tấm lòng yêu nớc, yêu dân tộc sâu sắc, họ đã không che dấu lòng thán phục của mình và cha bao giờ ngòi bút của họ lại sảng khoái nh khi họ viết về chiến thắng vĩ đại, vang dội của Quang Trung đập tan hai mơi vạn quân Thanh mùa xuân năm kỉ Dậu 1789. Ba lần ra Bắc là ba lần quân Tây Sơn đợc miêu tả nh những cơn sóng thần quét sạch các trở ngại trên đờng đị Chúa Trịnh lấn hiếp vua Lê, gây dựng cơ đồ hàng trăm năm, kiêu binh hoành hành suốt mấy năm liền, theo lời Nguyễn Khản thì phải có tài năng thần thông nh Tề Thiên đại thánh mới dẹp nổi; thế mà quân Tây Sơn chỉ lớt qua một lần là cuốn phăng, san bằng tất cả. Ngay Nguyễn Hữu Chỉnh nh con chim đại bàng, cánh lông tỏa rộng cả đất Bắc, một mình làm ma làm gió, tởng sẽ xây dựng riêng một giang san, ai ngờ Tây Sơn chỉ tấn công một trận mà cái thân hắn cũng không giữ nổị Cha có chiến thắng nào sánh đợc với chiến thắng đập tan hai mơi vạn quân Thanh. Chỉ trong mấy ngày bọn chúng bị thua không còn mảnh giáp, khiến cho tất cả đều kinh ngạc trớc khí thế dũng mãnh, khả năng hành quân cơ động và tài cầm quân của Nguyễn Huệ. Lời nhận xét của một cung nhân cũ của vua Lê đã phần nào giúp cho ta thấy đợc uy vũ và tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ: “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng

Một phần của tài liệu Hoàng lê nhất thống chí với lịch sử xã hội việt nam cuối thế kỷ XVIII (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w