Những vấn đề cơ bản của xã hội Việt Nam thời phong kiến Lê - Trịnh đợc nêu lên rất rõ qua sử sách và khi nói đến lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII thì không một cuốn nào không đề cập đến tình hình xã hội lúc bấy giờ với sự sa sút, khủng hoảng của chế độ phong kiến Lê - Trịnh. Sự sa sút đó đợc thể hiện ở nhiều mặt kinh tế, chính trị... Cuốn sách "Lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến 1858" [42] đã giúp chúng ta thấy rằng: “Sau khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn chấm dứt, mâu thuẫn xã hội tạm lắng xuống, tình hình xã hội trở lại ổn định một thời gian ngắn, thì bọn cờng hào, địa chủ hoành hành khắp nơi, bọn này tìm mọi cách lũng đoạn ruộng công, liên kết với các quan phủ, huyện "tự tiện bán ngôi thứ trong làng và bán độ ruộng công lấy tiền" khiến cho dân “lu tán dù muốn về cũng không có đất mà cày, muốn đi kiện cũng không có sức mà theo đuổi” (Ngô Thì Sĩ). Từ cuối những năm 60 thiên tai mất mùa lại xảy ra liên tiếp. Mùa thu năm 1767 đến 1768 liên tục bị hạn hán, dân đói khổ: “Nghệ An, Kinh Bắc, Sơn Nam, Sơn Tây, giá gạo cao vọt, nhân dân đói khổ”, năm 1769 Thanh Hóa bị thuỷ tai, các năm 1773, 1774, 1776, 1777, 1778 liên tục vỡ đê, mất mùa, lụt lội, hạn hán khiến cho “dân chết nằm liền nhau” nông dân đói khổ, kinh tế nông nghiệp sa sút nghiêm trọng, làng mạc tiêu điềụ Trớc tình hình đó, để giữ vững thu nhập hàng năm, Chúa Trịnh chủ trơng đánh thuế thật nặng bất cứ nghề gì, kết quả là "vì sự tr- ng thu quá mức, vắt kiệt đến nỗi ngời ta thành ra bần cùng nên phải bỏ nghề nghiệp (...) làng xóm náo động (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chơng loại chí). Các đô thị, thị trấn tàn dần, dẫn đến hậu quả không thể tránh khỏi là nền kinh tế Đàng Ngoài dới triều Lê Trịnh suy sụp. Giữa lúc đó thì trong triều, quan lại sa đoạ, chỉ lo cớp đoạt của nhân dân làm giàu, tạo điều kiện cho bọn địa chủ, hào lý thôn
xã hoành hành, đục khoét, bóc lột nhân dân, vua chúa thì ăn chơi xa xỉ, mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến ngày càng gay gắt, anh em Trịnh Sâm (con Trịnh Doanh) tranh nhau ngôi chúạ Trịnh Sâm lại giết thái tử Lê Duy Vĩ nhằm trừ hậu hoạ. Năm 1782, Trịnh Sâm mất, phe Trịnh Khải (con trởng của Trịnh Sâm) dựa vào quân Tam phủ tiêu diệt phe cánh Đặng Thị Huệ (vơng phi của Trịnh Sâm). Nhân đó quân tam phủ tung hoành, kéo nhau đi cớp bóc làm náo động kinh thành, sử cũ gọi đó là "loạn kiêu binh". Càng ngày quan lại địa phơng càng bất chấp tình thế, ra sức đục khoét của cải của nhân dân làm giàụ Làng xóm tiêu điều, ngời dân phiêu tán.
Năm 1778 nông dân vùng đồng bằng ven biển nổi dậy nhng bị quân triều đình đánh tan. Năm 1785 nhiều cuộc khởi nghĩa khác tiếp tục nổ ra cho đến lúc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Đàng Ngoài lật đổ chúa Trịnh... Chế độ phong kiến Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài sụp đổ không gì cứu vãn nổi. Qua cuốn sử này các sử gia đã ghi chép về sự khủng hoảng và sa sút của xã hội Việt Nam giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XVIII ở nhiều mặt nh: kinh tế, thơng nghiệp, đời sống cơ cực, khốn đốn của nhân dân và đặc biệt là đã chỉ ra sự thối nát, mục ruỗng của bộ máy quan lại, giai cấp thống trị Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài lúc bấy giờ. Đặc biệt họ đã đề cập đến nguyên nhân sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi qua những sự kiện lịch sử, những hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể.
Trong cuốn sách "kiến thức lịch sử" [29] cũng đã khái quát về tình hình nớc ta vào nửa sau thế kỷ XVIII rằng: “Đất nớc bị chia cắt làm hai miền, bọn phong kiến thống trị ở Đàng Trong cũng nh ở Đàng Ngoài ra sức bóc lột, sống xa hoa, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập khắp nơi, đời sống ngời dân vô cùng khổ cực nên đã nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi trong nớc. Tuy cha tạo thành một phong trào rộng lớn nhng đó là dấu hiệu cơn bão táp trong tơng laị..”
Nh vậy giai đoạn lịch sử bão táp đầy biến động của lịch sử Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII qua con mắt các sử gia hiện lên với các sự kiện, các yếu tố, các lĩnh vực cụ thể từ nông nghiệp, kinh tế, đến chính trị... Tất cả giúp họ cắt nghĩa hiện thực lịch sử: Sự sụp đổ của tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh là tất yếụ
Vậy hiện thực xã hội giai đoạn này đợc tái hiện qua con mắt các nhà văn, các tác phẩm văn học cùng thời nh thế nàỏ