Tài nguyên đất.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nông nghiệp sau 9 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thá (Trang 50 - 53)

kết quả và thảo luận

4.1.1.4.Tài nguyên đất.

Theo kết quả phúc tra bản đồ thổ nh−ỡng cho thấy huyện Phú Bình có các loại đất chính sau:

- Đất feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét.

Với diện tích 8.430,57 ha (chiếm 33,8% diện tích đất tự nhiên). Loại đất này có tỷ lệ sét cao, khả năng giữ n−ớc và ẩm tốt, phân bố chủ yếu ở các xã vùng đồi nh−: Tân Hoà, Tân Thành, Tân Kim, Tân Khánh, Bàn Đạt. Đất này thích hợp với việc trồng cây ăn quả và trồng rừng.

- Đất feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch.

Loại đất này nằm xen kẽ rải rác ở các xã vùng đồi nh−: Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim, H−ơng Sơn, Điềm Thuỵ, Nga Mỵ Với tổng diện tích 3.853,51 ha (chiếm 15,5% diện tích đất tự nhiên). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ n−ớc và chất dinh d−ỡng kém, tỷ lệ mùn thấp (d−ới 1%) các chất N.P.K nghèọ Loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tuy nhiên rễ bị rửa trôi tầng mặt, thoái hoá. Do đó, trong quá trình sử dụng cần chú ý bảo vệ và cải tạo đất.

- Đất feralit nâu vàng phát triển trên mẫu chất phù sa cổ.

Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã dọc triền sông, suối và có địa hình dạng sóng thoải nh−: Nga My, Hà Châu, Kha Sơn, L−ơng Phú, Tân Hoà. Đây là loại đất có độ phì cao, khả năng giữ ẩm và chất dinh d−ỡng tốt, rất thích hợp với việc trồng lúa và trồng cây màụ Tuy nhiên, với diện tích 652,20 ha (chiếm 2,6% diện tích đất tự nhiên) lại nằm rải rác nên không thể phát triển thành vùng sản xuất tập trung, do đó đây không phải là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Đất phù sa sông Cầu đ−ợc bồi đắp hằng năm.

Loại đất này đ−ợc hình thành do quá trình bồi đắp phù sa hằng năm của sông Cầu, do đó nằm dọc theo triền sông Cầu thuộc địa phận các xã: Nhã Lộng, Bảo Lý, Xuân Ph−ơng, Nga My, Hà Châu, với diện tích chỉ có 527,82 ha (chiếm 2,1% diện tích đất tự nhiên). Đất này có thành phần cơ giới nhẹ,

khả năng giữ n−ớc và ẩm tốt, rất thích hợp với việc trồng lúa và đ−ợc xếp vào loại đất canh tác tốt nhất của huyện.

- Đất phù sa ít đ−ợc bồi đắp của sông Cầụ

Diện tích 750,35 ha (chiếm 3,0% tổng diện tích đất tự nhiên) đ−ợc phân bố tại những vùng trên cao dọc theo triền sông thuộc địa phận các xã: Đồng Liên, Đào Xá, Th−ợng Đình. Loại đất này thích hợp với việc trồng cây màụ

- Đất phù sa không đ−ợc bồi đắp của sông Cầụ

Loại đất này đ−ợc hình thành do quá trình xâm lấn của n−ớc sông Cầu, nằm rải rác phía sâu trong các triền sông thuộc địa phận các xã: Bảo Lý, úc Kỳ, Nhã Lộng, Xuân Ph−ơng, Hà Châụ Với diện tích 616,47 ha (chiếm 2,5% diện tích đất tự nhiên) đất này thích hợp với việc trồng lúạ

- Đất phù sa ngòi suốị

Diện tích nhỏ là 300,07 ha (chiếm 1,2% tổng diện tích đất tự nhiên) nằm rải rác dọc theo các bờ suối, bờ m−ơng trên toàn huyện. Loại đất này thích hợp với việc trồng lúạ

- Đất feralit biến đổi do trồng lúa n−ớc bạc màụ

Diện tích 200,00 ha (chiếm 0,8% tổng diện tích đất tự nhiên) đ−ợc phân bố tại các xã: Bảo Lý, Th−ợng Đình, Điềm Thuỵ, H−ơng Sơn. Loại đất này thích hợp với việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâu năm.

- Đất lúa n−ớc trên sản phẩm dốc tụ không bạc màụ

Loại đất này đ−ợc phân bố dọc theo các s−ờn dốc, các thung lũng, lòng chảo đã đ−ợc khai phá để trồng lúa n−ớc thuộc địa phận các xã phía Đông của huyện nh−: Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Hoà...và một phần thuộc xã Th−ợng Đình. Với diện tích 7.652,76 ha (chiếm 30,7% tổng diện tích đất tự nhiên) đất này phù hợp với việc trồng lúa và trồng cây màụ

- Đất lúa n−ớc trên sản phẩm dốc tụ bạc màụ

Diện tích 608,32 ha (chiếm 2,4% tổng diện tích đất tự nhiên) đ−ợc phân bố rải rác ở các thung lũng, lòng chảo thuộc các xã: Tân Kim, Tân Đức, Nga My, Điềm Thụy đã đ−ợc khai thác sử dụng trồng lúa lâu năm. Loại đất này

phù hợp với việc trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngàỵ

- Đất thung lũng chua ngập n−ớc.

Loại đất này chỉ có ở xã Đồng Liên với diện tích khoảng 50,00 ha (chiếm 0,2% tổng diện tích đất tự nhiên), đất này có thể trồng 1 vụ lúa hoặc kết hợp trồng lúa và thả cá. Tuy nhiên, khi sử dụng vào mục đích canh tác cần phải chú ý việc khử chuạ

- Đất phù sa phủ trên nền feralit không bạc màụ

Diện tích 442,15 ha (chiếm 1,8% tổng diện tích đất tự nhiên) đ−ợc phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã: Đồng Liên, Đào Xá, Bảo Lý , Nhã Lộng, Hà Châu, Kha Sơn, thị trấn úc Sơn. Loại đất này thích hợp với việc trồng lúạ

- Đất phù sa phủ trên nền feralit bạc màụ

Loại đất này có 851,89 ha (chiếm 3,4% tổng diện tích đất tự nhiên) đ−ợc phân bố tập trung trên địa bàn các xã: Đào Xá, Th−ợng Đình, Kha Sơn, L−ơng Phú, Thanh Ninh, D−ơng Thành. Đây là loại đất có tỷ lệ cát thô cao, mức độ thấm n−ớc theo chiều sâu mạnh, đất xấu, thích hợp với việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâu năm. Tuy nhiên, khi sử dụng phải chú ý tới hệ thống t−ới tiêu phù hợp với từng vùng.

Bảng 5 - Phân loại đất huyện Phú Bình Đặc điểm chính TT Loại đất phát sinh Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tỷ lệ đá lẫn (%) Nguồn n−ớc 1 Đất feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nông nghiệp sau 9 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thá (Trang 50 - 53)