Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên trong thời gian quạ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nông nghiệp sau 9 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thá (Trang 35 - 39)

Thái Nguyên trong thời gian quạ

Thái Nguyên là một tỉnh trung tâm miền núi phía Bắc của n−ớc ta với vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hộị Do đó, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnhThái Nguyên) đã lập quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 1990 -

1999 và đã hoàn thành tốt những mục tiêu mà quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn này đề rạ Tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 1999 - 2010. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai của đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt. Đây là kết quả của nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến của các Ban, Ngành ở tỉnh và Ban chỉ đạo quy hoạch đất đai cấp tỉnh. Sau đó UBND tỉnh đã bổ xung để báo cáo xin ý kiến của th−ờng vụ Tỉnh uỷ, Ban kinh tế ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh và trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong kỳ họp thứ 5, khoá IX [15].

Đ−ợc sự nhất trí của các Cấp, Ngành báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên đã chia đất đai thành 7 loại theo luật định, với mục tiêu đến năm 2010 các loại đất đ−ợc phân bổ nh− sau [29]:

Tổng diện tích đất tự nhiên: 354.110 hạ Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 92.247,27 ha (chiếm 26,1% tổng diện tích tự nhiên)

- Diện tích đất lâm nghiệp: 163.193,99 ha (chiếm 46,1% tổng diện tích tự nhiên)

- Diện tích đất chuyên dùng: 24.781,31 ha (chiếm 7,0% tổng diện tích tự nhiên)

- Diện tích đất ở nông thôn: 10.195,31 ha (chiếm 2,9% tổng diện tích tự nhiên)

- Diện tích đất ở đô thị: 3.390,14 ha (chiếm 0,9% tổng diện tích tự nhiên) - Diện tích đất ch−a sử dụng: 60.301,98 ha (chiếm 17,0% tổng diện tích tự nhiên)

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo 9 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đai cho địa ph−ơng mình và UBND các huyện, thành, thị của tỉnh đã triển khai tới các đơn vị hành chính cấp xã. Tới nay, tỉnh Thái Nguyên đã có 9/9 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 100%) và 97/ 183 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 53,0%) lập xong quy hoạch sử dụng đất đai của địa ph−ơng mình. Tuy nhiên, giai đoạn thực

hiện quy hoạch sử dụng đất đai của mỗi địa ph−ơng là khác nhau, do đó đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai chung của toàn tỉnh, dẫn tới việc thiếu tính thống nhất và đồng bộ trong việc thực hiện các mục tiêu mà quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 1999 - 2010 của tỉnh đề rạ Chi tiết các loại đất đ−ợc thể hiện trong bảng 2.

Bảng 2 - So sánh diện tích các loại đất theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 1999 - 2010)

Đơn vị tính: ha Hạng mục Hiện trạng (1999) Kế hoạch (2005) Quy hoạch (2010) Ị Đất nông nghiệp 81.339,27 95.478,30 92.247,27

IỊ Đất lâm nghiệp 135.608,81 162.359,42 163.193,99 IIỊ Đất chuyên dùng 20.436,90 24.835,74 24.781,31 IV. Đất ở đô thị 2.443,44 1.545,00 3.390,14

V. Đất ở nông thôn 9.922,54 7.151,34 10.195,31

VỊ Đất ch−a sử dụng 104.359,04 62.740,20 60.301,98

Tổng 354.110,00 354.110,00 354.110,00

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2010.)

Phú Bình là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc giao l−u gần gũi với trung tâm của hai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Thủ đô Hà Nội trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hộị Do đó, Phú Bình đã sớm lập quy hoạch sử dụng đất đai cho địa ph−ơng mình nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tới năm 2005 với thời gian quy hoạch là 10 năm (1995 - 2005).

Trên cơ sở Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai của toàn tỉnh. UBND huyện đã lập quy hoạch sử dụng đất đai của địa ph−ơng mình và chỉ đạo các đơn vị hành cấp xã trên địa bàn tiến hành triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đaị Tuy nhiên, đến nay có 19/22 xã, thị trấn lập đ−ợc quy hoạch sử dụng đất đai (chiếm 86,36%), còn lại 3 xã ch−a lập đ−ợc quy hoạch sử dụng đất đai

(chiếm 13,64%) do các nguyên nhân nh−: thiếu kinh phí, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu của công việc, nhất là trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

phần iii

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nông nghiệp sau 9 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện phú bình, tỉnh thá (Trang 35 - 39)