Tính bền vững của trại nuôi tôm (ASI)

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định (Trang 78 - 80)

Bảng 4.28: Chỉ số trại nuôi tôm bền vững ở huyện Giao Thủy năm 2004

Nuôi BTC

TT Chỉ số

Từ cói chuyển đổi

Từ muối

chuyển đổi Nuôi QCCT Tổng quát

1 ASIde1 0,012 ± 0,01 0,000 ± 0,00 0,000 ± 0,00 0,004 ± 0,00 2 ASIde 2 0,000 ± 0,00 0,000 ± 0,00 0,000 ± 0,00 0,000 ± 0,00 3 ASIde 3 0,100 ± 0,00 0,100 ± 0,00 0,197 ± 0,00 0,128 ± 0,01 4 ASIde 4 0,200 ± 0,00 0,200 ± 0,00 0,103 ± 0,00 0,172 ± 0,01 5 ASIde 5 0,200 ± 0,00 0,200 ± 0,00 0,200 ± 0,00 0,200 ± 0,00 6 ASIde 0,512 ± 0,01 0,500 ± 0,00 0,500 ± 0,01 0,504 ± 0,00 7 ASIdh 1 0,092 ± 0,00 0,050 ± 0,00 0,150 ± 0,01 0,094 ± 0,01 8 ASIdh 2 0,083 ± 0,01 0,063 ± 0,01 0,097 ± 0,02 0,080 ± 0,01 9 ASIdh 3 0,131 ± 0,01 0,150 ± 0,01 0,155 ± 0,01 0,145 ± 0,01 10 ASIdh 4 0,200 ± 0,00 0,200 ± 0,00 0,175 ± 0,01 0,193 ± 0,00 11 ASIdh 5 0,019 ± 0,00 0,018 ± 0,00 0,021 ± 0,01 0,019 ± 0,00 12 ASIdh 0,525 ± 0,02 0,482 ± 0,02 0,598 ± 0,03 0,531 ± 0,01 13 K 0,825 ± 0,00 0,856 ± 0,02 0,770 ± 0,02 0,820 ± 0,01 14 ASId 0,427 ± 0,01 0,423 ± 0,01 0,419 ± 0,01 0,423 ± 0,01 15 Tỷ lệ số hộ kém bền vững (%) 27,030 22,220 20,000 23,300 16 Tỷ lệ số hộ bền vững trung bình (%) 72,970 77,780 80,00 76,700 17 Tổng diện tích nuôi

đ−ợc điều tra (ha) 33,340 5,600 299,700 338,640

Hệ số ng− trại bền vững trong nuôi tôm ven biển Giao Thuỷ năm 2004 có chỉ số ASId đạt 0,423 ± 0,01 (nằm trong vùng 40 - 60%), có nghĩa nuôi tôm ở mức bền vững trung bình và không có sự sai khác nhau thống kê (p > 0,05). Theo Hoàng Xuân Cơ (2004) [10] các hộ nuôi tôm ở Giao Thuỷ có mức độ bền vững từ loại trung bình đến loại khá bền vững, điều đáng chú ý là không có hộ nào có đ−ợc chỉ số bền vững cao hoặc thuộc loại không bền vững.

Hệ số cân bằng mảng K trung bình đạt 0,82 ± 0,01 (p < 0,05) và thấp hơn 1, có nghĩa đã phản ánh tính mất cân đối giữa các tiêu chí đánh giá về cân bằng sinh thái (ASIde) và xã hội - nhân văn (ASIdh). Nh−ng nếu xét riêng cho từng ph−ơng thức nuôi: QCCT và BTC từ cói chuyển đổi có phúc lợi sinh thái thấp hơn phúc lợi nhân văn, nuôi BTC từ muối chuyển đổi đạt ng−ợc lại.

Ta thấy, các chỉ số về phúc lợi sinh thái (ASIde1, ASIde2, ASIde3, ASIde4, ASIde5) và phúc lợi nhân văn (ASIdh 1, ASIdh 3, ASIdh 4, ASIdh 5) ở các ph−ơng thức nuôi tôm khác nhau trong huyện Giao Thuỷ năm 2004 là có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), trừ chỉ số về tỷ số tiền lãi trên chi phí lao động (ASIdh 2) không có sự sai khác nhau thống kê (p > 0,05). Tuy vậy, chỉ số phúc lợi sinh thái chung (ASIde) giữa các loại hình nuôi không có sự sai khác nhau có ý nghĩa (p > 0,05), ng−ợc lại đối với chỉ số phúc lợi nhân văn chung (ASIdh) giữa các loại hình nuôi lại có sự sai khác ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Qua đồ thị 4.6 ta thấy, mức độ bền vững của ng− trại nuôi tôm ven biển huyện Giao Thuỷ năm 2004 phần lớn lằm ở vùng 3 (vùng bề vững trung bình), chỉ số ASID trong khoảng 0,4 - 0,6, chiếm 77% tổng số hộ điều tra, trong đó nuôi QCCT có 80%, BTC cói chuyển đổi 73% và BTC muối chuyển đổi 78%.

Có rất ít trại nuôi tôm lằm ở vùng không bền vững tiềm năng (chiếm 23%). Không có ng− trại nào rơi vào vùng 1 (vùng bền vững), vùng 2 (vùng bền vững tiềm tàng) và vùng 5 (vùng không bền vững).

Đồ thị 4.6: Phân bố mức độ bền vững trại nuôi tôm ven biển Giao Thuỷ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định (Trang 78 - 80)