Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định (Trang 35)

Huyện Giao Thuỷ thuộc vùng bãi bồi ven biển lấn tiến, từ năm 1997 đến năm 2001 diện tích đất tự nhiên của huyện có tăng lên từ 22.797 ha năm 1997 tăng lên 23.514 ha năm 2001. Giai đoạn năm 2001 - 2004 diện tích có xu h−ớng giảm dần, xu thế xói lở thắng thế bồi tụ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên 23,2 ngàn ha (năm 2003) có 11,2 ngàn ha đất nông nghiệp [33]. Tốc độ tăng dân số của huyện trong nhiều năm qua đạt 0,6%/năm, năm 2003 tổng dân số của toàn huyện đạt 199 ngàn ng−ời với mật độ dân số 932 ng−ời/km2. Tổng số hộ dân trong huyện là 49 ngàn hộ, với 101 ngàn lao động [30].

Trong 6 năm qua (1997 - 2003) kinh tế huyện Giao Thuỷ đạt tốc độ tăng tr−ởng trung bình năm 5 - 8%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp khoảng 291 - 344 tỷ đồng/năm, trong đó NTTS là 35 - 78 tỷ đồng, GDP đạt 317 - 479 tỷ đồng và GDP đầu ng−ời 1.640 - 2.450 ngàn đồng/ng−ời/năm [30]. Theo Nguyễn Hữu Ninh [56] hệ số GINI ở huyện Giao Thuỷ năm 2001 đạt 0,196, có nghĩa sự phân hoá giàu nghèo ở Giao Thuỷ ch−a cao, đặc biệt trong cấy lúa (0,031), chăn nuôi (0,114). Nh−ng đối với nghề th−ơng mại và dịch vụ (0,557), NTTS (0,343) và khai thác thủy sản (0,371) có sự phân hoá t−ơng đối.

Thu nhập trong nuôi tôm nhìn chung cao hơn thu nhập từ làm lúa ở huyện Giao Thuỷ (gấp 1,7 lần), nh−ng tỷ lệ thất bại từ tôm về giá trị cao gấp 4 lần so với làm lúa. Nhìn chung tổng thu nhập của các hộ dân nuôi tôm ven biển huyện Giao Thuỷ có chiều h−ớng tăng dần (từ 13 triệu/hộ năm 1993 lên đến 25 triệu/hộ năm 1998). Tuy nhiên, thiệt hại từ nuôi tôm trung bình 13 - 25 triệu đồng/hộ [49] (phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)