Năng suất, thời gian nuôi và tỷ lệ sống

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định (Trang 59 - 61)

Năng suất tôm nuôi:

Qua điều tra cho thấy, năng suất tôm nuôi giữa các vùng khác nhau có sự sai khác thống kê (p < 0,05). Năng suất tôm nuôi QCCT đạt 0,19 ± 0,04 tấn/ha/năm và đạt t−ơng đ−ơng với năng suất tôm nuôi chung toàn vùng (0,16 - 0,21 tấn/ha/năm). Năng suất tôm nuôi BTC từ vùng muối chuyển đổi đạt 0,7 ± 0,07 tấn/ha/năm (toàn vùng 0,46 - 0,75 tấn/ha/vụ). Năng suất nuôi BTC từ cói chuyển đổi đạt 1,01 ± 0,11 tấn/ha/vụ (toàn vùng 0,75 - 0,98 tấn/ha/vụ). Rõ ràng năng suất tôm nuôi BTC vùng Giao Thủy đều thấp hơn so với vùng ven biển miền trung nh− Khánh Hoà (2,2 tấn/ha) [27].

Nếu so sánh năng suất tôm nuôi ở vùng ven biển Giao Thuỷ với một số n−ớc trên thế giới thấy rằng: năng suất tôm nuôi QCCT vùng nghiên cứu gần t−ơng đ−ơng với Indonesia 0,15 - 0,24 tấn/ha/vụ, Thái Lan 0,164 tấn/ha/vụ, Philippine 0,152 tấn/ha/vụ và Bangladet 0,180 tấn/ha/vụ [48]. Nh−ng còn thấp hơn so với ấn Độ 0,535 tấn/ha/vụ và Trung Quốc 0,421 tấn/ha/vụ [53]. Trung bình năng suất nuôi tôm BTC ven biển Giao Thuỷ từ 0,7 - 1,01 tấn/ha/vụ, đạt t−ơng đ−ơng với các quốc gia nh− Indonesia 0,739 tấn/ha/vụ, Trung Quốc 0,848 tấn/ha/vụ, nh−ng thấp hơn Philippine 1,93 tấn/ha/vụ, Malaysia 2,47 tấn/ha/vụ, Indonesia 1,58 tấn/ha/vụ và Bangladet 1,17 tấn/ha/vụ [53].

Trung bình năng suất nuôi chung đạt 0,81 ± 0,07 tấn/ha/năm, trong đó tôm sú 0,66 ± 0,06 tấn/ha/năm, tôm rảo 0,02 ± 0,01 tấn/ha/năm, cua 0,01 ± 0,001 tấn/ha/năm và rong câu 0,1 ± 0,04 tấn/ha/năm (p > 0,05). Mật độ tôm thả ảnh h−ởng đến năng suất tôm nuôi, mối t−ơng quan đó đ−ợc thể hiện qua hàm t−ơng quan bậc nhất Y = 0,066 + 0,063 X, trong đó Y là năng suất nuôi (tấn/ha/vụ), X mật độ tôm thả (con/m2), hệ số t−ơng quan R đạt 0,642 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 4.17: Năng suất tôm nuôi

Ph−ơng thức nuôi Stt Các chỉ tiêu Đơn vị

tính QCCT BTC từ muối BTC từ cói

Toàn vung

1 Năng suất TB tấn/ha/vụ 0,68±0,19 0,70±0,07 1,01±0,11 0,81± 0,07 1.1 Tôm sú tấn/ha/vụ 0,19±0,04 0,70± 0,07 1,01±0,11 0,66± 0,06 1.1 Tôm sú tấn/ha/vụ 0,19±0,04 0,70± 0,07 1,01±0,11 0,66± 0,06 1.2 Tôm rảo tấn/ha/vụ 0,08±0,03 - - 0,02± 0,01 1.3 Cua tấn/ha/vụ 0,05±0,01 - 0,01±0,00 0,01±0,00 1.4 Rong câu tấn/ha/vụ 0,36±0,13 - - 0,10± 0,04 2 Tỷ lệ sống % 12,40±2,70 46,44±3,74 38,71±2,78 35,54 ± 2,31 3 Thời gian nuôi ngày/vụ 164,00 ± 2,96 88,72 ± 3,62 121,49±1,74 110,77±2,29

Thời gian nuôi: Thời gian nuôi tôm trung bình toàn vùng đạt 110,77 ±

2,29 ngày/vụ. Nếu so sánh về thời gian nuôi giữa các ph−ơng thức nuôi với nhau không những có sự sai khác về giá trị tuyệt đối (QCCT 164,00 ± 2,96 ngày, BTC từ cói chuyển đổi 121,49 ± 1,74 ngày và BTC từ muối chuyển đổi 88,72 ± 3,62 ngày), mà còn có sự sai khác nhau thống kê (p < 0,05).

Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của tôm nuôi đạt trung bình 35,54 ± 2,31% và

chúng có sự sai khác thống kê (p < 0,05), trong đó tỷ lệ sống trung bình đạt cao nhất ở nuôi BTC từ muối chuyển đổi 46,44 ± 3,74%, thấp nhất ở nuôi QCCT (12,4 ± 2,7%) và nuôi BTC từ cói chuyển đổi đạt 38,71 ± 2,78%. Tuy nhiên, BTC từ muối chuyển đổi do tốc độ tôm nuôi chậm và bệnh tôm phát triển mạnh, cục bộ nên ng−ời dân đã thu hoạch sớm, một phần do tâm lý ng−ời dân mới đ−ợc nuôi năm đầu tiên (ch−a có nhiều kinh nghiệm) nên khi một hộ bị bệnh, họ th−ờng sợ lây lan và thu hoạch sớm.

Mối t−ơng quan giữa thời gian nuôi và tỷ lệ sống đ−ợc thể hiện qua ph−ơng trình sau Y = 44,61-1,91X, trong đó Y là tỷ lệ sống (%) và X thời gian nuôi (ngày), hệ số t−ơng quan R đạt 0,545 và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)