Hiệu quả nuôi tôm

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định (Trang 72 - 74)

Nhìn chung việc nuôi tôm vùng ven biển huyện Giao Thuỷ có hiệu quả. Lợi nhuận trên đất đạt trung bình 11,26 ± 3,26 triệu đồng/ha, trong đó QCCT 12,6 ± 5,05 triệu đồng/ha, BTC từ muối chuyển đổi 2,2 ± 6,48 triệu đồng/ha và BTC từ vùng cói chuyển đổi 18,98 ± 4,85 triệu đồng/ha. Giữa các ph−ơng thức nuôi không có sự sai khác thống kê (p > 0,05). Nếu so sánh nuôi tôm ở vùng ven biển huyện Giao Thuỷ với vùng ven biển Khánh Hoà đạt ch−a cao. Theo Phạm Xuân Thuỷ [27] lợi nhuận trên đất đối với nuôi QCCT đạt 13,9 triệu đồng/ha/năm và nuôi BTC 80 triệu/ha/năm.

Ngoài các chỉ tiêu doanh thu trên đồng vốn, thời gian thu hồi vốn cũng là một chỉ tiêu cần quan tâm trong đánh giá hiệu quả đầu t−. Việc nuôi tôm vùng ven biển huyện Giao Thuỷ năm 2004, đạt thời gian thu hồi vốn trung bình 0,54 ± 0,12 năm, trong đó BTC vùng muối chuyển đổi đạt nhanh nhất (0,09 ± 0,11 năm) nguyên nhân số vốn đầu t− trung bình đạt thấp nhất, đối với nuôi QCCT vùng bãi bồi do số vốn đầu t− lớn, cho nên thời gian hoàn vốn dài nhất. Mặc dầu giá trị tuyệt đối về thời gian thu hồi vốn giữa các loại hình nuôi khác nhau, nh−ng không sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Doanh thu trên đồng vốn, một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với nuôi tôm ven biển của huyện Giao Thuỷ năm 2004 trung bình gấp 1,73 ± 0,15 lần/vốn đầu t−, có nghĩa nếu ta bỏ ra một đồng vốn để đầu t− vào nuôi tôm sẽ thu về gấp 1,73 ± 0,15 lần trong một chu kỳ đầu t− và đều sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Nếu xét về doanh thu trên đất, đạt trung bình 52,09 ± 4,5 triệu đồng/ha/ năm, trong đó lớn nhất chỉ đạt 208 triệu đồng/ha/năm và thấp nhất 1,67 triệu đồng/ha/năm. Doanh thu trên đất đối với nuôi QCCT, BTC từ cói chuyển đổi và BTC từ muối chuyển đổi đạt t−ơng ứng 82,22 ± 13,27; 35,61 ± 3,87 và 7,64 ± 1,37 triệu đồng/ha/năm. Doanh thu trên đất của các loại hình nuôi không những có sự khác nhau về giá trị tuyệt đối mà còn khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).

Bảng 4.24: Hiệu quả nuôi tôm

Nuôi BTC ST

T

Chỉ tiêu Đơn vị Nuôi

QCCT Từ muôi Từ cói Toàn vùng 1 Lãi ròng Tr.đ 79,03±18,05 1,10±1,18 14,77±3,90 28,71±6,29 2 Doanh thu trên đất Tr.đ/ha 26,75±6,48 50,55±6,46 74,15±8,06 52,09±4,50 3 Doanh thu trên lao động Tr.đ/lao động 82,22±13,27 7,64±1,37 35,61±3,87 39,41±5,05 4 Doanh thu trên vốn Lần 2,67±0,30 0,85±0,11 1,83±0,25 1,73±0,15 5 Thời gian thu

hồi vốn

Năm

1,01±0,31 0,09±0,11 0,61±0,14 0,54±0,12 6 Lợi nhuận/đất Tr.đ/ha 12,60±5,05 2,20±6,48 18,98±4,85 11,26±3,26

Nhìn chung việc nuôi tôm huyện Giao Thuỷ có lãi. Trung bình một ha nuôi tôm đạt lãi ròng 28,71 ± 6,29 triệu đồng/ha/năm, trong đó hộ cao nhất

đạt 385,86 triệu đồng/năm và hộ lỗ nhiều nhất - 76,85 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa các loại hình thủy vực với nhau lãi ròng có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và hiệu quả nhất ở nuôi QCCT, tiếp đến BTC vùng cói chuyển đổi và BTC cuối cùng vùng muối chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiện trạng nuôi tôm vùng ven biển huyện giao thuỷ, tỉnh nam định (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)