Mục tiêu chiến lợc

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 (Trang 74 - 77)

I. Quan điểm, định hớng, mục tiêu đầu t phát triển

4. Mục tiêu chiến lợc

Biểu 18: Các chỉ tiêu chủ yếu của Chơng trình phát triển nuôi trồng thủy sản(33)

Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2006 2010

1. Sản lợng nuôi trồng thủy sản Tấn 850.000 1.150.000 2.000.000

2. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 1.000 1.400 2.500

3. Thu hút lao động Ngời 1.000.000 1.400.000 2.000.000

4. Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 670.000 850.000 1.000.000

Trong những năm tới, phát triển thủy sản đợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn để tạo ra tốc độ tăng trởng mới trong nông nghiệp. Nớc ta có tiềm năng về mặt nớc để phát triển thủy sản, thị trờng các sản phẩm thủy sản trên thế giới tơng đối ổn định và nhu cầu tiếp tục tăng hàng năm, ta có thể ứng dụng ngay công nghệ mới, nhất

là công nghệ nuôi tôm công nghiệp năng suất cao, nuôi tôm không bị bệnh, để…

tạo bớc nhảy vọt trong sản xuất. Với nguồn tiềm năng lớn và lâu dài nh đã phân tích, thời gian tới cần phải đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, trong đó tập trung phát triển nghề nuôi trồng thủy sản với đối tợng nuôi đa dạng. Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2001, tổng sản lợng nuôi trồng thủy sản đạt 850.000 tấn và đến năm 2010 đạt khoảng 2 triệu tấn, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2000; giá trị kim ngạch xuất khẩu từ nuôi trồng thủy sản đạt trên 1 tỉ USD năm 2001 và trên 2,5 tỉ USD năm 2010; tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 1,4 triệu ngời vào năm 2006, trên 2 triệu ngời vào năm 2010; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nớc và an ninh ven biển. Với các hình thức nuôi phong phú: nuôi quảng canh, nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp, dự tính đến năm 2006 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 850.000 ha, năm 2010 là 1 triệu ha, trên tất cả các loại hình mặt nớc.

II . một số giải pháp tăng cờng đầu t phát triển cho nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, Ngành Thủy sản đợc Chính phủ quan tâm đầu t phát triển đúng mức, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phục vụ cho tiêu dùng trong nớc và

xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, làm giảm sự cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá ngỡng an toàn, góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển…

Chính vì thế, để công cuộc đầu t đạt hiệu quả cao, tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn, nâng cao hiệu quả đầu t trong phát triển nuôi trồng thủy sản, và tăng cờng đầu t phát triển cho nuôi trồng thủy sản nh sau:

1.Tăng cờng huy động vốn đầu t cho nuôi trồng thủy sản

Dự báo nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu nuôi trồng thủy sản từ nay đến năm 2010 của Ngành Thủy sản là khoảng 33.650 tỉ đồng. Tuy vậy, so với khả năng tích lũy nội bộ, Ngành chỉ đáp ứng khoảng 50%, nh vậy phần còn lại phải dựa vào bên ngoài, kể cả trong và ngoài nớc.

1.1. Đối với nguồn vốn trong nớc:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản để thúc đẩy và thu hút nguồn vốn đầu t cho lĩnh vực này.

- Nhà nớc có chính sách u tiên, u đãi về vốn cho khu vực còn gặp nhiều khó khăn ở vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, hải đảo, vùng nuôi trồng thủy sản giáp biển, vùng nghèo nh các tỉnh Bắc Trung Bộ,đầu t mạnh vào vùng trọng điểm nghề cá nh đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể:

Đối với nguồn vốn Ngân sách: Để tạo điều kiện thu hút, Ngành cần tập trung vào việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp, hoàn thiện việc xây dựng định hớng chiến lợc phát triển nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, công khai các dự án khả thi nhằm thu hút nguồn vốn Ngân sách. Nhà nớc dùng nguồn vốn Ngân sách để cải thiện cơ sở hạ tầng nuôi, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến và chú trọng đầu t cho các vùng nuôi gặp

nhiều khó khăn…

Đối với nguồn vốn tín dụng đầu t: cần phải chú trọng điều chỉnh chính sách tiền tệ, tín dụng. Nghĩa là có các biện pháp thu hẹp mức chênh lệch giữa lãi suất đồng Việt Nam và lãi suất ngoại tệ, tăng nhanh tỉ trọng cho vay để đầu t từ ngắn hạn sang trung và dài hạn. Đảm bảo chính sách lãi suất dơng, bảo đảm giá trị tiền gửi và có lãi, đa dạng hóa các hình thức đầu t trực tiếp và gián tiếp để khuyến khích nhân dân đa vốn vào sản xuất kinh doanh các lĩnh vực: giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm, cá và các vật t chuyên dùng phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Đối với nguồn vốn tự huy động: Đây là nguồn vốn tiềm ẩn rất lớn, có ý nghĩa quan trọng trong tổng số vốn đầu t trong nớc. Đối với nguồn vốn này cần tổ chức tốt mạng lới quỹ tiết kiệm cũng nh hệ thống tín dụng nhân dân, động viên nhân dân gửi tiền, vay tiền để phát triển sản xuất, tránh tâm lí thích dùng tiền để dành vào các mục đích đầu t riêng lẻ, tu bổ nhà cửa và trữ kim. Cần phát triển hệ thống tín dụng ngân hàng trong nớc, thị trờng chứng khoán để tái đầu t các khoản vốn đã tích lũy đợc, phục vụ việc phát triển sản xuất. Điều đó cho phép tiến hành quá trình tích tụ vốn đi cùng với tập trung vốn để phát triển sản xuất, vì nếu chỉ các doanh nghiệp và t nhân tiết kiệm, tự đầu t thì vốn sẽ bị phân tán, đầu t vì thế sẽ kém hiệu quả. Mặt khác, các dự án của các doanh nghiệp Nhà nớc cần công khai để tăng cờng thu hút các nguồn vốn đầu t bên ngoài qua hình thức liên doanh trong và ngoài nớc. Trong sản xuất và tiêu dùng, cần triệt để thực hành tiết kiệm, tăng cờng tích lũy vốn để đầu t phát triển sản xuất kinh doanh.

Cần nhanh chóng xử lí những vấn đề tồn tại trong luật khuyến khích đầu t trong nớc có liên quan đến vấn đề thuế nh: thuế sử dụng diện tích đất đai mặt nớc nuôi trồng thủy sản (nuôi trồng thủy sản trên đất, mặt nớc thuộc đất nông nghiệp thì thực hiện thuế nông nghiệp hiện hành; nuôi trồng thủy sản ở mặt nớc eo vịnh, đầm phá, hồ chứa nớc, sông, đất bãi bồi ven biển đợc áp dụng thuế theo chính sách khai hoang phục hóa), về vấn đề bảo vệ môi trờng, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản, đồng thời nhanh chóng bổ sung, đồng bộ hóa các văn bản dới luật để các văn bản này động viên mọi tầng lớp nhân dân đẩy mạnh đầu t. Hớng sử dụng có hiệu quả vốn đầu t là cần tập trung mọi khả năng nguồn lực để đầu t phát triển trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học và tạo việc làm cho ngời lao động.

1.2. Đối với nguồn vốn nớc ngoài:

Để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn này, cần chú trọng các giải pháp chung của nền kinh tế nh: tiếp tục hoàn thiện và bổ sung hệ thống luật pháp, chính sách tạo ra môi trờng pháp lí ổn định và nhất quán cho hoạt động đầu t, mở rộng các hoạt động t vấn đầu t, tạo môi trờng hấp dẫn hơn, sớm xem xét và có quyết định hợp tác đầu t nuôi trồng thủy sản với Đan Mạch; đồng thời giữ vững sự ổn định về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nớc để thu hút và phát huy hiệu quả vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài vào những vùng nuôi khó khăn, nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho ngời lao động.

Khẩn trơng xây dựng một số khu kinh tế mở có qui chế riêng tại một số đảo hoặc vùng ven biển nh khu sản xuất giống cá biển, nuôi thủy sản…

Ngoài việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Ngành Thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng, việc cần thiết là phải có hớng sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Đó là cần nâng cao phần góp vốn của Việt Nam nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài của đất nớc, đồng thời nâng cao năng lực công nghệ quốc gia để có thể tiếp nhận và thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ tiên tến trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, cần phải tận dụng tối đa mọi khả năng, hiệu quả mà đầu t trực tiếp nớc ngoài có thể mang lại; qui hoạch, huy động và sử dụng vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài cần phải phù hợp với chiến lợc, qui hoạch đầu t. Đồng thời, cần chú ý khả năng tăng năng lực sản xuất trong nuôi trồng thủy sản do nguồn vốn này tạo ra.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w