Đầu t nớc ngoài cho nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 (Trang 57 - 59)

II. Tình hình đầu t phát triển nuôi trồng thủy sản

2. Tình hình đầu t phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000

2.6. Đầu t nớc ngoài cho nuôi trồng thủy sản

2.6.1. Đầu t trực tiếp nớc ngoài cho nuôi trồng thủy sản

Nghiên cứu kết quả thống kê tại biểu 3 ta thấy rõ đầu t trực tiếp nớc ngoài cho Ngành Thủy sản còn thấp so với các ngành kinh tế khác. Trong số các dự án đầu t trực tiếp nớc ngoài vào Ngành Thủy sản thì nuôi trồng thủy sản đợc các nhà đầu t quan tâm hơn so với các chuyên ngành khác. Đến nay, có 24 dự án đầu t trực tiếp nớc ngoài cho nuôi trồng thủy sản trên tổng số 42 dự án nớc ngoài trực tiếp đầu t cho cả Ngành. Tổng số vốn ghi trong giấy phép của 24 dự án nuôi trồng thủy sản là 68,1 triệu USD, bằng 57,14% về số dự án và 47,23% tổng số vốn đầu t của cả ngành. Những điển hình các doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài làm ăn có hiệu quả là Công ty duyên hải Bạc Liêu (Mỹ), Công ty nuôi tôm Đài Việt, Công ty nuôi tôm Đại Địa Bảo, Công ty ba ba Việt Thuận, Công ty nuôi cá biển Phúc Hải (Đài Loan).

Theo giấy phép đầu t và các Hiệp định kí với Chính phủ các nớc và các tổ chức quốc tế, hiện có 18 dự án đầu t ODA cho nuôi trồng thủy sản chia làm 2 dạng: vay và viện trợ không hoàn lại.

+ Về vốn vay: Trong những năm gần đây, Ngành Thủy sản Việt Nam đã đợc các Tổ chức quốc tế, các nớc trên thế giới cho vay một khối lợng vốn khá lớn. Tổng mức vay vốn nớc ngoài để nuôi trồng thủy sản đạt 6,8 triệu USD, bằng 8,66% tổng mức vay của cả Ngành. Trong khoản vốn đi vay nớc ngoài thì có cả hình thức vay bằng tiền mặt và hình thức cho vay bằng hàng hóa. Trong hai hình thức vay đó, vốn bằng tiền mặt mà Ngành Thủy sản đa vào đầu t, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh đã đem lại những kết quả và thành tựu hết sức to lớn trong giai đoạn hội nhập và mở cửa của đất nớc. Trong khi đó, hình thức nhận tiền vay bằng hàng hóa có giá trị cao hơn thị trờng Việt Nam nên doanh nghiệp đi vay nhận hàng về bán để kiếm lấy tiền đầu t thì không đáp ứng đợc vốn đầu t theo yêu cầu của dự án. Kết quả hầu nh các dự án vay vốn bằng hàng hoá không đem lại hiệu quả, vì thế các doanh nghiệp sợ không dám vay tiếp để đầu t phát triển nuôi trồng thủy sản. Tình hình đó đặt ra vấn đề nghiên cứu để kí kết các hiệp định vay ODA với các nớc và các tổ chức quốc tế nhằm huy động đợc kênh vốn này cho đầu t phát triển nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả, các doanh nghiệp vay vốn làm ăn có lãi, trả nợ đợc gốc và lãi đúng hạn.

+ Viện trợ không hoàn lại:

Viện trợ của nớc ngoài không hoàn lại cho nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trong 16 dự án nuôi trồng thủy sản và 2 hợp phần của dự án hỗ trợ phát triển ngành đạt 181,25 tỉ đồng, bằng 13,61% tổng mức đầu t theo dự án đợc duyệt. Hầu hết các dự án viện trợ không hoàn lại tập trung đầu t cho việc nghiên cứu, điều tra cơ bản, qui hoạch chế biến thủy sản, xây dựng cảng, bến cá, hội thảo khoa học, nghiên cứu về quản lí môi trờng, nguồn lợi và trợ giúp kĩ thuật.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001-2010 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w