Cơ hội và thách thức đối với đầu t trong ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ ”. (Trang 27 - 30)

II. Đầu t trong ngành dệt may

3. Cơ hội và thách thức đối với đầu t trong ngành dệt may Việt Nam

Cơ hội

Với lợi thế sử dụng nhiều lao động thủ công, khả năng đóng góp lớn vào xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Ngành dệt may ở nớc ta ngày càng giữ vai trò quan trọng. Trong những năm gần đây nghành dệt may Việt Nam đã có tốc độ phát triển đáng kể, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu đã tăng nhanh vơn lên giữ vị trí thứ hai trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau dầu thô. Năm 2000, kết thúc chặng đờng mời năm đổi mới, toàn ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 1.9 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với năm 1991. Trong 5 năm qua hàng

may mặc xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 20-25% chiếm khoảng 13-14% tổng giá trị xuất khẩu của cả nớc, tạo việc làm cho gần 1,6 triệu lao động. Đây là một lợi thế để ngành dệt may có cơ hội phát triển.

Trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam đã cung cấp đợc những sản phẩm có chất lợng cao, đa dạng, đáp ứng đợc yêu cầu ngày càng cao và đã có mặt ở thị trờng hơn 30 nớc và vùng lãnh thổ, trong đó có các bạn hàng nh: Nhật Bản, ôxtrâylia, HôngKông, Đài Loan, Hàn Quốc, EU đã và đang tiêu thụ ngày càng nhiều hàng may mặc Việt Nam . Điều đó chứng tỏ hàng dệt may Việt Nam đã có uy tín trên thị trờng thế giơi và có thể cạnh tranh ở các thị trờng khác nhau.

Nhu cầu của thị trờng đối với sản phẩm dệt may vẫn còn rất lớn. Đặc biệt ngành may phát triển nhanh đang là thị trờng vải và phụ liệu rất lớn cho ngành dệt Việt Nam

Việc hiệp định thơng mại song phơng Việt Nam- Hoa kỳ có hiệu lực đã mở ra một cơ hội lớn về thị trờng cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

Trong những năm tới cơ hội về thị trờng sẽ ngày càng mở rộng đối với hàng dệt may Việt Nam: Theo hiệp định ATC (WTO) từ năm 2005 và hiệp định AFTA (ASEAN) từ năm 2006 các nớc thuộc WTO và ASEAN sẽ thực hiện bãi bỏ hạn ngạch và giảm thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu.

Chính phủ đã phê duyệt QĐ 55/ QĐ- TTg ngày 23/4/2001 về phê duyệt chiến lợc phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lợc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 . Qua đó chính phủ cũng đề ra một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ đầu t phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010:

- Dùng ngân sách Nhà Nớchỗ trợ cho việc phát triển hạ tầng nguyên liệu, giải pháp môi trờng, hạ tầng kỹ thuật cho khu công nghiệp và công tác đào tạo, nghiên cứu ứng dụng;

- Bố trí cân đối ngân sách đảm bảo vốn tín dụng nhà nớc( 50% lãi suất bằng 1/2 lãi suất u đãi hiện hành, 50% còn lại theo lãi suất u đãi bình thờng);

- ủng hộ đề suất đối với vải, phụ tùng may sản xuất trong nớc nếu bán cho đơn vị gia công hàng xuất khẩu đợc hởng thuế suất VAT nh đối với hàng xuất khẩu;

- Dành mức hỗ trợ tối đa cho xúc tiến thơng mại theo quy định tại thông t 61 BTC;

- Đối với doanh nghiệp nhà nớc: tạo quyền tự chủ tài chính tối đa, gắn với trách nhiệm bảo toàn vốn( chuyển sang hình thức đầu t vốn cho doanh nghiệp), tạo cơ chế để doanh nghiệp tự tạo vốn tự đầu t phát triển gắn kết quả kinh doanh với nhu cầu đâù t phát triển và lợi ích vật chất ( để lại thu sử dụng vốn cho doanh nghiệp) đảm bảo đủ vốn cho doanh nghiệp Nhà Nớctheo quy định hiện hành;

Nh vậy cơ hội đầu t của ngành dệt may ở giai đoạn hiện nay là hết sức to lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động đầu t của ngành cũng phải đối mặt với một số thách thức.

Thách thức:

Tuy chính phủ đã có những chính sách để hỗ trợ vốn cho ngành dệt may nhng trong điều kiện nguồn vốn tín dụng Nhà Nớccòn phải đầu t vào nhiều lĩnh vực vì vậy việc tranh thủ đợc nguồn vốn này cũng không nhiều.

Hoạt động tăng tốc đầu t của chúng ta tiến hành trong điều kiện trình độ của các nớc trong khu vực đã vợt ta một khoảng cách rất xa, nếu chúng ta không có đợc chiến lợc đầu t một cách đúng đắn thì hoạt động đầu t không những không đem lại hiệu quả mà còn gây lãng phí vốn.

Hầu hết máy móc thiết bị, công nghệ sử dụng cho chiến lợc đầu t đều phải mua của nớc ngoài, do đó chi phí cao hơn. Đồng thời trong điều kiện trình độ cán bộ kỹ thuật của Việt Nam còn cha cao, nên rất dễ bị mua phải thiết bị công nghệ đã qua sử dụng, đợc tân trang lại, hoặc những thiết bị công nghệ khi hỏng hóc thay thế phải phụ thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất

Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nớc ASEAN, lao động có kỹ năng cao chiếm tỷ lệ ít, trình độ lao động không đồng đều, phơng pháp quản lý cha khoa học. Lao động có trình độ kỹ thuật còn ít

Chi phí sử dụng vốn vay cao: Lãi suất ngân hàng còn cao, thủ tục khó khăn, khó tiếp cận với các khoản vay trung và dài hạn

Từ những cơ hội và thách thức đó, với sự quan tâm của Đảng và chính phủ hy vọng trong tơng lai ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển để cạnh tranh ngang bằng với các nớc trong khu vực và trên thế giới.

Chơng hai:

Thực trạng hoạt động đầu t của Công ty Dệt - May Hà nội Trớc yêu cầu

tăng cờng xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ ”. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w