“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

Một phần của tài liệu Ôn Văn thi đại học 2009 (Trang 94 - 95)

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích I Thân bà

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

Tiếng chim kêu trong thơ Khơng Hữu Dũng mang chức năng đánh thức, thắp sáng cả một miền rừng, thì tiếng ve kêu trong thơ Tố Hữu còn mang ý vị đồ họa không những không gian mà cả thời gian. Sự chuyển mùa qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây: Những ngày cuối xuân, cả rừng phách còn là màu xanh, những nụ hoa còn náu kín trong kẽ lá. Khi tiếng ve đầu tiên của mùa hè cất lên, những nụ hoa nhất tề đồng loạt trổ bông, đồng loạt tung phấn, cả rừng phách lênh láng sắc vàng. Chữ “đổ” đợc dùng thật chính xác, tinh tế. Nó vừa gợi sự biến chuyển mau lẹ của sắc màu, vừa diễn tả tài tình từng đợt ma hoa rừng phách khi có ngọn gió thoảng qua, vừa thể hiện chính xác khoảng khắc hè sang. Tác giả sử dụng nghệ thuật âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để miêu tả thời gian. Bởi vậy cảnh thực mà vô cùng huyền ảo. Trên nền cảnh ấy, hình ảnh cô em gái hiện lên xiết bao thơ mộng, lãng mạn: “Cô em gái hái măng một mình” nghe ngọt ngào thân th- ơng trìu mến. Nhớ về em, là nhớ cả một không gian đầy hơng sắc. Ngời em gái trong công việc lao động hàng ngày giản dị: hái măng. Rất tự nhiên song là cả một công phu dựng cảnh: Rừng phách vào hè, những trận ma đầu mùa gọi dậy những búp măng non, vừa nhu 94

nhú lên mặt đất, trong lớp áo tơi mỏng kia, là nõn măng ngọt giòn. Những ngón tay khéo léo của em gái bóc lớp áo măng mỏng tang, hái lấy đọt măng non, nom thật mềm mại uyển chuyển. Vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng ấy còn đợc tô đậm ở hai chữ “một mình” nghe cứ rng rng xao xuyến lạ, bộc lộ thầm kín niềm mến thơng của tác giả. Nhớ về em, nhớ về một mùa hoa...

Khép lại bộ tứ bình là cảnh mùa thu. Đây là cảnh đêm thật phù hợp với khúc hát giao duyên trong thời điểm chia tay giã bạn. Hình ảnh ánh trăng dọi qua kẽ lá dệt lên mặt đất một thảm hoa trăng lung linh huyền ảo. Ta nhớ tới câu thơ:

“Tiếng suối trong nh tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Dới ánh trăng thu, tiếng hát ân tình càng làm cho cảnh thêm ấm áp tình ngời. Đại từ phiếm chỉ “Ai” đã gộp chung ngời hát đối đáp với mình làm một, tạo một hòa âm tâm hồn đầy bâng khuâng lu luyến giữa kẻ ở, ngời đi, giữa con ngời và thiên nhiên.

Mỗi câu lục bát làm thành một bức tranh trong bộ tứ bình. Mỗi bức tranh có vẻ đẹp riêng hòa kết bên nhau tạo vẻ đẹp chung. Đó là sự hài hòa giữa âm thanh, màu sắc... Tiếng ve của mùa hè, tiếng hát của đêm thu, màu xanh của rừng già, sắc đỏ của hoa chuối, trắng tinh khôi của rừng mơ, vàng ửng của hoa phách... Trên cái nền thiên nhiên ấy, hình ảnh con ngời hiện lên thật bình dị, thơ mộng trong công việc lao động hàng ngày.

Một phần của tài liệu Ôn Văn thi đại học 2009 (Trang 94 - 95)