Định hớng đề gợi ý giả

Một phần của tài liệu Ôn Văn thi đại học 2009 (Trang 25 - 28)

Đề 1. Hãy xác định ranh giới và mối quan hệ giữa các phần lớn trong bản Tuyên ngôn độc lập

Gợi ý

Phần thứ nhất của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch - phần nêu chân lí - kết thúc ở câu: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi đợc”.

Phần thứ hai của bản Tuyên ngôn nối liền với phần trên bằng hai chữ Thế mà. Trong tiếng Việt, chữ đợc dùng để biểu thị quan hệ không phù hợp cùng nhau, trái ngợc với 25

nhau. Quan hệ giữa phần thứ nhất và phần thứ hai của bản Tuyên ngôn chính là nh thế. Với hai chữ thế mà rất ngắn gọn và hoàn toàn xác đáng, tác giả nh báo trớc: điều sắp nói trong phần thứ hai sẽ trái ngợc với điều đã nói ở phần đầu. Việc làm của thực dân Pháp ở Việt Nam chứng tỏ rằng chúng đã phản bội chính ngay những điều đợc nêu lên trong các bản Tuyên ngôn của nớc Mĩ và nớc Pháp.

Phần kết thúc của Tuyên ngôn độc lập đợc gắn với hai phần trên bằng chữ Bởi thế cho nên. Bốn chữ ấy thông báo rất rõ ràng: Hai phần trên là cơ sở (cơ sở chân lí và cơ sở thực tế), là nguyên nhân, còn phần thứ ba này sẽ là hệ quả, là kết quả tất yếu sinh ra từ những nguyên nhân ấy. Đã coi quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc là lẽ phải không thể chối cãi, đã coi việc chúng ta giành lại đợc đất nớc từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp là thực tế không thể nào bác bỏ, thì việc chúng ta thoát li hẳn các mối quan hệ thực dân với Pháp để trở thành một nớc tự do độc lập phải là một sự đơng nhiên, chính đại quang minh nh trời đất, sáng tỏ nh nhật nguyệt.

Rõ ràng, Tuyên ngôn độc lập là một chỉnh thể thống nhất, với các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau.

Đề 2. Anh (chị) chắc để ý thấy: Quá nửa đoạn mở đầu của Tuyên ngôn độc lập đợc dành để trích dẫn những câu viết trong các bản Tuyên ngôn thời cách mạng t sản. Vậy mà ngời ta vẫn nhận ra từ đoạn văn ngắn gọn này hình ảnh một Hồ Chí Minh đang giơng cao bó đuốc sáng ngời của t tởng giải phóng dân tộc. Vì sao vậy ?

Gợi ý:

Những câu mà Bác Hồ đã trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đều là những câu viết tuyệt hay. Nhng xem xét kĩ thì sẽ thấy: những câu viết ấy, dù hay tuyệt, vẫn không chứa đựng cơ sở t tởng thực sự của bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Vì những câu viết ấy chỉ dừng lại ở việc nêu lên quyền tự do, bình đẳng giữa những con ngời.

Cơ sở t tởng thực sự của bản Tuyên ngôn nằm trong câu văn Bác khiêm tốn gọi là “suy rộng”. Trong câu “suy rộng” ấy, Bác Hồ đã giơng cao ngọn cờ bình đẳng, tự do giữa các dân tộc trên trái đất. Thế là Bác đã chuyển từ phạm trù nhân quyền - nền móng t tởng của cách mạng t sản - sang phạm trù chống thực dân - nền móng của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào rồi sẽ trở thành một trong ba dòng thác cách mạng trên thế giới.

Quả là trong đoạn văn - đúng hơn chỉ trong một câu văn ngắn gọn, ta vẫn nhận ra một Hồ Chí Minh nh ngời giơ cao bó đuốc sáng ngời của t tởng giải phóng dân tộc.

Đề 3. Có bạn không hiểu tại sao đoạn văn tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong vòng 5 năm trớc Cách mạng tháng Tám 1945 lại đợc Bác viết dài ngang với đoạn văn tố cáo tội ác của chúng suốt 80 năm. Anh (chị) sẽ giải thích thế nào về điều đó.

Gợi ý:

Trong phần thứ hai của Tuyên ngôn độc lập, đoạn tố cáo tội ác về chính trị và về kinh tế của thực dân Pháp trong hơn 80 năm đô hộ Việt Nam đợc viết ngắn gọn, cô đúc, trong khi đoạn văn nói về việc Pháp bán nớc ta cho Nhật, về việc ta giành lại nớc từ tay Nhật lại đợc viết khá tỉ mỉ, kỹ càng. Vì sao vậy ?

Vì vào lúc ấy, trớc công luận trong nớc ta và trên thế giới, tội ác của bọn thực dân ở thuộc địa đã là một thực tế quá hiển nhiên. Trong khuôn khổ một bản Tuyên ngôn - một loại hình văn bản rất cần sức mạnh của sự nén dồn, cô đúc, những tội ác này hoàn toàn có thể nêu dới dạng những lời kết án gọn gàng, đanh thép.

26

Nhng những điều Bác nói đến trong đoạn văn sau lại khác. Đó là sự thật, nhng là một sự thật tế nhị, không tinh tờng thì rất dễ lầm lẫn. Bác Hồ đã sáng suốt lờng trớc đợc rằng sẽ không ít ngời vô tình hoặc hữu ý cho rằng chúng ta giành độc lập từ tay thực dân và phát xít. Nhng đây là chuyện “sai một li đi một dặm”. Cái điều thoạt nhìn dễ tởng là không quan trọng gì lắm về bản chất, lại có thể gây ra hậu quả không sao lờng hết. Thiếu một chút sáng suốt, một chút khôn khéo ở đây, ta dễ có thể bị quy là chống lại một thành viên chủ chốt của đồng minh, chống lại những điều ớc cho những nớc thắng trận có quyền thu lại những mảnh đất cũ của mình.

Một điều có tầm quan trọng sống còn đối với nền độc lập của đất nớc nh thế, không thể nào coi nhẹ. Nên dù là Tuyên ngôn, Bác Hồ vẫn phải dụng công phân giải, bằng hàng loạt câu văn chia thành các vế phân biệt với nhau, với sự nhấn rất mạnh trong ngữ điệu. Ví nh:

“Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” đợc ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán n- ớc ta hai lần cho Nhật”.

“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nớc ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa”.

“Sự thật là dân ta đã lấy lại nớc Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Cần thấy, đấy là những câu văn mang ý nghĩa sinh tử trong một bản tuyên ngôn. Đề 4. Hãy đọc lại những câu sau:

Chúng tôi tin rằng các nớc Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu kim sơn, quyết không thể công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống Phát xít mấy năm, dân tộc đó phải đợc tự do ! Dân tộc đó phải đợc độc lập !

Anh (chị) nhận xét thế nào về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu đó ?

Gợi ý

Những câu văn đợc diễn đạt giống nh là định luật, là định lí với đầy đủ cả giả thiết và kết luận. Đã chấp nhận giả thiết ấy thì không thể không chấp nhận kết luận ấy. Một cách đặt câu nh thế giúp rất nhiều cho câu văn và cho sự lập luận trở nên đanh thép, hùng hồn, không thể nào bác bỏ.

Đề 5. Là một ngời nắm vững thấu đáo bản chất của hiện thực, Bác Hồ tỏ ra có biệt tài tóm tắt chỉ trong một câu những gì đã đợc trình bày trên hàng trang giấy. Anh (chị) có thấy biệt tài đó của Bác trong bản Tuyên ngôn độc lập này không ? Nếu cần phải tìm trong bản

Tuyên ngôn này một câu văn chứa đựng đầy đủ hơn cả nội dung của toàn tác phẩm thì anh (chị) sẽ chọn câu nào ?

Gợi ý

Cần phải chọn câu: “Nớc Việt Nam có quyền hởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nớc tự độc lập”.

Đề 6. Thầy cô giáo yêu cầu anh (chị) viết một bài văn để tìm hiểu t tởng “không có gì quí hơn độc lập tự do” thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch. Theo anh (chị), bài văn ấy phải gồm có những ý chính gì ?

27

Gợi ý:

• Độc lập tự do đợc nói tới ở đây là của dân tộc, chứ không phải của cá nhân.

• Quyền độc lập, tự do của dân tộc là một chân lí thiêng liêng, một lẽ phải không thể nào chối cãi.

• Mất quyền độc lập, tự do ấy, dân tộc phải chịu muôn vàn cay đắng.

• Sự quý giá của độc lập tự do xứng đáng để dân tộc gan góc chiến đấu trong nhiều năm trờng, bất chấp mọi gian khổ hi sinh.

• Và vì sự quí giá của độc lập tự do mà dân tộc Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả để giữ vững nền độc lập, tự do vừa giành đợc.

Đề 7: Tham khảo đề 21 câu 1 phần giới thiệu đề thi TÂY TIÊN

Yêu cầu

Nắm đợc những đơn vị kiến thức cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Ôn Văn thi đại học 2009 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w