L Vốn vayi ãi suất
1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.2. Các loại tài sản lưu động (current assets)
Tài sản lưu động là tài sản chỉtham gia 1 chu kỳsản xuất kinh doanh như nguyên vật liệu... Tức là đến chu kỳsản xuất kinh doanh sau lại phải dùng tài sản lưu động mới. Do đặc điểm này nên toàn bộ giá trịcủa tài sản lưu động được chuyển dịch 1 lần vào sản phẩm và được bù đắp toàn bộkhi sản phẩm được tiêu thụ.
Tài sản lưu động (trừdụng cụlao động) qua quá trình sản xuất hợp thành thực thểcủa sản phẩm nên mỗi giai đoạn của chu kỳkinh doanh luôn thay đổi hình thái biểu hiện theo 1 vòng khép kín như sau:
Xét vềmặt giá trịthì doanh nghiệp thu được một sốtiền lớn hơn tiền mua nguyên vật liệu do chi phí nhân công, chi phí khấu hao, lãi kinh doanh... cũng được tính vào giá trịsản phẩm tiêu thụ.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục thì luôn cần dựtrữtài sản lưu độngởtất cảcác khâu trong quá trình sản xuất: dựtrữnguyên vật liệu, dựtrữbán thành phẩm, thành phẩm, dựtrữtài sản dưới dạng các khoản phải thu, dựtrữtiền. Như
Tiền
Các khoản phải thu Nguyên vật liệu
vậy tại mỗi thời điểm, tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn tồn tại dưới các hình tháiở trên. Với doanh nghiệp thương mại, vòng luân chuyển của tài sản lưu động đơn giản hơn, tồn tại dưới dạng tiền, hàng hoá và các khoản phải thu.
Căn cứvào vòng tuần hoàn của tài sản lưu động, có thể chia thành 4 loại là: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
1.2.2.1. Tiền (Cash and equivalents)tồn tại dưới 3 hình thức:
• Tiền mặt tại quỹ hình thành do doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
• Tiền gửi ngân hàng là tiền gửi không kỳhạn tại các tài khoản thanh toánởngân hàng dùng cho mục đích thanh toán không dùng tiền mặt.
• Tiền đang chuyển: Quá trình chuyển tiền cần có thời gian nhất định chờlàm thủ tục nên tồn tại hình thức này. Chẳng hạn doanh nghiệp đã làm thủtục chuyển một tiền từtài khoản thanh toán tại ngân hàng đểtrảcho đơn vịkhác nhưng chưa nhận được giấy báo nợhay bản sao kê của ngân hàng nên vẫn coi là tiền của doanh nghiệp.
Tài sản bằng tiền có thểtồn tại dưới dạng nội tệ, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Chỉtiêu này phản ánh toàn bộsốtiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, qua đó giúp cho việc đánh giá khảnăng thanh toán nhanh của doanh nghiệp và có kếhoạch trảnợkịp thời, đồng thời có kế hoạch đầu tư tài chính vốn tiền tệtạm thời nhàn rỗiđể tránhứ đọng vốn.
1.2.2.2. Các khoản phải thu (Accounts receivable)gồm có:
• Phải thu của khách hàng: Là tiền bán hàng hoá, dịch vụchưa thu được, nhưng đã được khách hàng chấp nhận thanh toán và tính vào doanh thu bán hàng trong kỳ, kểcảtrường hợp cấp tín dụng thương mại ngắn và dài hạn.
• Trảtrước cho người bán: Chỉtiêu này phản ánh sốtiền đã trảtrước cho người bán mà chưa nhận được sản phẩm tại thời điểm báo cáo. Thường doanh nghiệpứng trước trong 2 trường hợp:
o Cầnổn định nguồn nguyên vật liệu, hàng hoá.
o Doanh nghiệp đặt mua máy móc, thiết bịsản xuất kinh doanh. Sốtiền trả trước để đảm bảo thực hiện hợp đồng của bên mua.
• Phải thu nội bộ: Xét từgóc độhạch toán kinh tếcó 2 dạng doanh nghiệp là doanh nghiệp độc lập và doanh nghiệp liên hợp gồm tổng công ty, tập đoàn, liên hiệp (gọi chung là tổng công ty). Trừcác doanh nghiệp nhỏ, mỗi doanh nghiệp này đều có 2 bộphận là đơn vị(hay doanh nghiệp) cấp trên và đơn vị(hay doanh nghiệp) cấp dưới. Đơn vịcấp dưới còn gọi là đơn vịthành viên gồm cácđơn vịtrực thuộc hoặc phụthuộc có tổchức kếtoán riêng. Đơn vịcấp trên và các đơn vịcấp dưới
anhtuanphan@gmail.com gọi là các đơn vịnội bộtrong doanh nghiệp độc lập, tổng công ty. Các khoản phải thu nội bộhình thành do cấp dưới có nghĩa vụnộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới hoặc do các đơn vịnội bộ đã thu hộchi hộcho nhau hoặc giữa các đơn vịcấp dưới với nhau về bán hàng nội bộ. Các khoản phải thu nội bộ thường là: Đơn vịcấp dưới phải thu vềsốlỗhoạt động sản xuất kinh doanh đã được cấp trên chấp nhận cấp bù, phải thu bổsung các quỹtừcấp trên (ở đơn vị phụthuộc như viện nghiên cứu), đơn vịcấp trên phải thu của các đơn vịcấp dưới đểlập các quỹlà quỹquản lý của cấp trên (chỉcóởcấp trên và được tính vào chi phí của doanh nghiệp cấp dưới), quỹphát triển kinh doanh dựtrữ, khen thưởng, phúc lợi, thu một phần lãi kinh doanh và thu hồi vốn kinh doanh đã giao.
• Các khoản phải thu khác như: các khoản phải thu về bồi thường vật chất đã có quyết định bồi thường, các khoản phải thu vềlãiđầu tư tài chính...
• Dựphòng các khoản phải thu khó đòi: là khoản dựkiến bịtổn thất của các khoản phải thu sẽ xảy ra trong kỳkinh doanh tiếp theo do con nợkhông có khả năng thanh toán.Trong thực tếhoạt động sản xuất kinh doanh có những khoản thu mà người nợkhó có khảnăng trảdo bịthiệt hại lớn vềtài sản. Các khoản tiền nợcủa những người này gọi là các khoản phải thu khó đòi.Để đềphòng những tổn thất do các khoản phải thu khó đòi có thểxảy ra gây đột biến vềkết quảkinh doanh trong kỳhạch toán tiếp theo và tạo điều kiện cho việc bảo toàn vốn thì cuối niên độkếtoán doanh nghiệp phải dựkiến sốnợcó khảnăng khó đòi, tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳhạch toán. Sốtính trước này được gọi là dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Việc lập dựphòng nhằm phản ánh đúng giá trị thực tếthuần tuý các khoản phải thu của doanh nghiệp để đưa ra một hìnhảnh trung thực về tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài sản. Giá trịcủa các khoản phải thu được xác định trên báo cáo tổng kết tài sản là giá trịtoàn bộcác khoản phải thu sau khi đã trừ đi dựphòng phải thu khó đòi tại thời điểm báo cáo. Về nguyên tắc, căn cứlập dựphòng là phải có bằng chứng đáng tin cậy vềcác khoản nợphải thu khó đòi như là đã làm thủ tục đòi nợnhiều lần nhưng vẫn không có kết quả. Nếu sau đó, việc đòi nợkéo dài trong nhiều năm mà vẫn không thu được thì doanh nghiệp xoá nợphải thu khó đòi trên sổkếtoán và chuyển ra theo dõi riêng ngoài bảng dưới dạng nợkhó đòi đã xửlý và ghi giảm vốn kinh doanh. Nhưng nếu thuđược thì ghi vào kết quảkinh doanh trong kỳ.
1.2.2.3. Hàng tồn kho (Inventories)được chia thành 3 loại:
• Tài sản lưu động nằm trong quá trình dựtrữ(chuẩn bị) sản xuất, gồm:
o Hàng mua đang đi trên đường là hàng hoá doanh nghiệp đã thanh toán hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho.
o Nguyên vật liệu tồn kho (đã nhập kho).
o Dụng cụtrong kho: Loại tài sản không thểdùng đến đâu mua sắm đến đó mà phải luôn có một sốlượng dựtrữ để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục.
Các chỉtiêu này trong bảng tổng kết tài sản thểhiện giá trịcác tài sản đó tại thời điểm báo cáo. Giá trịhàng mua đang đi trên đường tính theo giá mua. Nhưng giá trịnguyên vật liệu, dụng cụtính theo giá trịthực tế. Giá trịthực tếgồm giá mua theo hoá đơn cộng với các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như:
o Thuế nhập khẩu, thuếtiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, thuê kho bãi... khi các chi phí này chưa tính vào giá mua.
o Chi phí thu mua (nếu có).
Việc tính theo giá trịthực tế tạo điều kiện cho việc hạch toán chi phí thuận lợi. Trong lĩnh vực tài chính khái niệm giá mua, giá trị được hiểu là tổng giá chứ không phải là giá đơn vịhàng hoá, hay đơn giá, giá cả.
• Tài sản lưu động đang trong quá trình trực tiếp sản xuất: Tồn tại dưới dạng chi phí sản xuất kinh doanh dởdang hay còn gọi là bán thành phẩm. Có loại tài sản này là do quy trình công nghệsản xuất không thểcho ra thành phẩm ngay được. Chi phí sản xuất kinh doanh dởdang không chỉbao gồm giá trịnguyên vật liệuđược sử dụng vào sản xuất kinh doanh mà còn bao gồm cảchi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung (chi phí phục vụsản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình chếtạo sản phẩm như chi phí nhân viên phân xưởng, khấu hao tài sản cố định của phân xưởng...)
• Tài sản lưu động nằm trong quá trình dựtrữtiêu thụ, gồm:
o Thành phẩm tồn kho là thành phẩm do doanh nghiệp chếtạo còn chưa tiêu thụ. Loại tài sản này chỉcóởdoanh nghiệp sản xuất. Giá trịthành phẩm tồn kho được đánh giá theo giá thành công xưởng,bao gồm các loại chi phí chi phí sản xuất kinh doanh dởdang chuyển vào thành phẩm.
o Hàng hoá tồn kho là hàng hóa còn tồn trong kho hàng, quầy bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại. Giá trịhàng hoá tồn kho tính theo giá thực tế.
o Hàng gửi đi bán là thành phẩm, hàng hoá đang gửi đi bán dưới dạng ký gửi, đại lý hoặc dịch vụ đã hoàn thành nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. Những tài sản này vẫn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp nên chưa được tính vào doanh thu bán hàng trong kỳhay chưa được tính vào các khoản phải thu trong kỳ.
anhtuanphan@gmail.com • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản giảm giá nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá tồn kho dựkiến sẽxảy ra trong kỳkinh doanh tiếp theo. Chủyếu xảy ra đối với thành phẩm, hàng hoá và hàng gửi đi bán. Khi thấy hàng tồn kho bị giảm giá liên tục cần lập ngay dựphòng giảm giá. Trong doanh nghiệp có 3 loại tài sản có khảnăng bịgiảm giá trịthực tếso với giá trịghi trên sổsách nên cần phải lập dựphòng,đó là dựphòng phải thu khó đòi, dựphòng giảm giá hàng tồn kho và dựphòng giảm giá đầu tư tài chính. Ý nghĩa của việc lập dựphòng giảm giá giống như dựphòng phải thu khó đòi.
Chỉtiêu hàng tồn kho là chỉtiêu tổng hợp phản ánh giá trịcác loại hàng tồn kho dựtrữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi đã trừdựphòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.
Trên bảng tổng kết tài sản, các tài sản lưu động thường được sắp xếp theo tính lỏng. Tính lỏng (tính thanh khoản) của tài sản là khảnăng nó có thểchuyển sang tiền mặt nhanh đến mức nào mà không chịu nhiều phí tổn (mất giá của tài sản). Như vậy có 2 tiêu chuẩn để đánh giá mức độlỏng của từng tài sản là: Thời gian chuyển thành tiền nhanh hay chậm và độrủi ro mất giá của tài sản. Tài sản của doanh nghiệp có tính lỏng được xắp xếp theo mức độgiảm dần như sau: Tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (chủyếu là các giầy tờcó giá), các khoản phải thu (trong đó có các thương phiếu) và hàng tồn kho.
Việc nghiên cứu tính lỏng của tài sản giúp cho nhà quản lý bốtrí cơ cấu tài sản có tính lỏng 1 cách hợp lý để đápứng yêu cầu trảnợkịp thời và nâng cao hiệu quảsửdụng vốn thông qua việc không cần dựtrữtài sản bằng tiền nhiều mà dựtrữ1 phần dưới dạng đầu tư tài chính ngắn hạn nhất là các chứng khoán và dưới dạng thương phiếu. Người cho vay cũng quan tâm đến tính lỏng của tài sản đểquy định và đánh giá khảnăng chi trảcủa doanh nghiệp.
1.2.2.4. Tài sản lưu động khác
Ngoài 3 loại tài sản lưu động luôn luôn tồn tại kểtrên, tuỳdoanh nghiệp và tuỳtừng thời kỳcó thểcó các loại tài sản lưu động khác, trong đó có 3 dạng điển hình là:
• Tạmứng cho người lao động: Là khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người lao động đểthực hiện nhiệm vụsản xuất kinh doanh hoặc giải quyết công việc nào đó được phê duyệt.
• Chi phí trảtrước (chi phí đợi phân bổ): Là chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳhạch toán nên chưa thểtính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳphát sinh mà được tính cho cảhai hay nhiều kỳtiếp theo như chi phí mua các loại bảo hiểm, các loại lệphí trảmột lần trong năm, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định... Chỉtiêu này trong bảng tổng kết tài sản phản ánh số tiền đã thanh toán cho một sốkhoản chi phí nhưng đến
cuối kỳhạch toán chưa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳbáo cáo. • Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹngắn hạn: Các tài sản đem cầm cố, ký cược,
ký quỹvẫn thuộc tài sản doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không có quyền sử dụng và cũng không giữtài sản này vì vậy cần tách ra khỏi khối tài sản doanh nghiệp đang giữ để đánh giáđúng khảnăng thanh toán của doanh nghiệp và theo dõi thu hồi. Các loại tài sản đem cầm cố, ký cược, ký quỹngắn hạn có tính thanh khoản cao, nếu đểchung với các tài sản cùng loại đang thuộc quyền sửdụng của doanh nghiệp thì không thể đánh giá đúng khảnăng chi trảcủa doanh nghiệp. Người cho vay yêu cầu doanh nghiệp giao cho họcầm giữtài sản là vàng, bạc, đá quý, các giấy tờcó giá và vật có giá trịkhác để đảm bảo trảnợ. Còn những tài sản cầm cố, thếchấp bằng giấy tờsởhữu như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... thì doanh nghiệp không thểchuyển nhượng cho người khác nên vẫn được sửdụng và không cần tách riêng thành một loại tài sản.
Ký cược là việc bên thuê, mượn tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, giấy tờcó giá hoặc các vật có giá trịkhác nhằm ràng buộc người đi thuê sửdụng tốt tài sản và hoàn trảtài sản thuê đúng thời hạn. Tiền đặt cược do bên có tài sản cho thuê quy định, có thểbằng hoặc lớn hơn trịgiá của tài sản cho thuê. Ví dụ, cửa hàng đặt cược tiền vỏchai với nhà máy bia.
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụgiao một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ có giá cho bên nhận ký quỹgiữhoặc gửi tiền vào tài khoản phong toảtại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng trong quan hệ mua bán, đại lý bán hàng,đấu thầu, mởthư tín dụng... Tiền ký quỹthông thường do người bán hàng hoá, dịch vụyêu cầu. Khác với hợp đồng vay, thuê, mượn tài sản, trong các hợp đồng cần ký quỹcác bên không giao tài sản cho nhau nên tiền ký quỹkhông cao so với giá trịhợp đồng, thường 5 - 7%. Riêng mởthư tín dụng mang tính chất vay nợnên có thể phải ký quỹ 100% nếu ngân hàng không tin tưởng vào người mởL/C.
Chỉtiêu các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹngắn hạn phản ánh giá trịtài sản còn đang cầm cố, ký cược, ký quỹngắn hạn. Trường hợp đặt cọc giống như ký quỹ, chỉkhác là tài sản đặt cọc không gửi ngân hàng mà giao cho bên kia cầm giữ, thường chỉáp dụng trong các hợp đồng dân sự.
Các loại tài sản lưu động kểtrên (trừloại tài sản lưu động khác) là những mắt xích trong vòng tuần hoàn của tài sản lưu động nên thường khi tài sản lưu động này tăng kéo theo