Là nghiệp vụ mà Ngân hàng nhận sự uỷ thác của khách hàng, dùng phương tiện mà khách hàng yêu cầu đểchuyển một sốtiền nhất định cho một người khácởmột địa điểm quy định trong hay ngoài nước. Vềmặt kỹthuật, nghiệp vụnày được thực hiện thông qua các phương tiện lưu thông tín dụng như séc, thư chuyển tiền (M/T - mail transfer), điện chuyển tiền (T/T - telegraph transfer) v.v...
4.3.3.2. Nghiệp vụthu hộ
Là nghiệp vụmà Ngân hàng thương mại nhận sựuỷthác của khách hàng đểthu hộcác khoản tiền căn cứ vào các chứng từcủa khách hàng giao như séc, thương phiếu, các chứng khoán.
Khi tiến hành nghiệp vụnày, ngoài việc thu thủtục phí của khách hàng, ngân hàng còn có thểtranh thủsửdụng sốtiền của khách hàng.
4.3.3.3. Nghiệp vụtín thác
Là nghiệp vụmà Ngân hàng thương mại nhận sựuỷthác của khách hàng, đứng ra mua bán hộ khách hàng các loại chứng khoán, kim loại quý, ngoại hối hoặc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổchức hay cá nhân theo hợp đồng (ví dụtài sản đang tranh chấp, tài sản thanh lý trong quá trình phá sản, tài sản của cô nhi, quảphụv.v...).
4.3.3.4. Nghiệp vụqua lại đồng nghiệp
Là nghiệp vụmà các ngân hàng thương mại thu chi hộlẫn nhau trên cơ sởngân hàng này mởmột tài khoản vãng lai tại ngân hàng kia và việc thanh toán giữa hai ngân hàng được tiến hành theo định kỳsau khi đã bù trừnhững khoản tiền mà hai bên đã thu chi hộcho nhau trong thời gian của định kỳ đó.
Trong nghiệp vụqua lại đồng nghiệp, các ngân hàng không thu thủtục phí. Khi tiến hành thu chi hộ, nếu trên tài khoản vãng lai không còn tiền thì ngân hàng này sẽcung cấp tín dụng cho ngân hàng kia theo phương thức tín dụng cho vay vượt chi.
anhtuanphan@gmail.com
Chương 4. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
1. Khái niệm
Ngân hàng trung ương là một định chếcông cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của chính phủvà chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước vềcác hoạt
động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.
NHTW có nguồn gốc từcác ngân hàng phát hành. Cho đến đầu thếkỷ20, các ngân hàng phát hành vẫn thuộc sởhữu tư nhân. Từsau Chiến tranh thếgiới thứhai, doảnh hưởng của những bài học kinh nghiệm từcuộc Đại suy thoái năm 1929 - 1933 cũng như sựphát triển của các học thuyết kinh tế của Keynes (vào cuối những năm 1930) và Milton Friedman (năm 1960) vềsựcần thiết của vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tếvàảnh hưởng của khối lượng tiền cungứng đối với các biến sốkinh tếvĩ mô, các nước đã nhận thức được tầm quan trọng phải thành lập một NHTW đóng vai trò quản lý lưu thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động của hệthống ngân hàng trong một quốc gia94. Các NHTW được thành lập hoặc bằng cách quốc hữu hoá các ngân hàng phát hành hiện có hoặc thành lập mới thuộc quyền sởhữu nhà nước. Các nước tư bản phát triển có hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời như Pháp, Anh... thì thành lập NHTW bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng phát hành thông qua mua lại cổphần của các ngân hàng này rồi bổ nhiệm người điều hành95. Một sốnước tư bản khác thì Nhà nước chỉnắm cổphần khống chếhoặc vẫn đểthuộc sởhữu tư nhân nhưng Nhà nước bổnhiệm người điều hành. Ví dụ: Ngân hàng trung ương ởNhật bản (tên chính thức là Ngân hàng Nhật bản) có 55% cổ phần thuộc quyền sởhữu của Nhà nước, 45% còn lại thuộc sởhữu tư nhân96nhưng bộ máy quản lý ngân hàng là Hội đồng chính sách có 7 thành viên lại do Chính phủ bổ nhiệm.Ở Mỹ, Ngân hàng trung ương được gọi là Hệ thống dựtrữliên bang (Fed), là ngân hàng cổphần tư nhân nhưng cơ quan lãnhđạo cao nhất của Ngân hàng này là Hội đồng Thống đốc có 7 thành viên do Tổng thống đềcửvà Thượng nghịviện bổnhiệm97. 94Hầu hết các quốc gia chỉ thành lập duy nhất một NHTW, riêng Mỹ thành lập tới 12 NHTW - gọi là các Ngân hàng dự trữ liên bang - hợp thành Hệ thống dự trữ liên bang. Ngoài ra, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng được thành lập bao gồm nhiều NHTW thành viên vốn là NHTW trước đây của các quốc gia tham gia vào EMU (Liên minh tiền tệ châu Âu).