Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng: Lý thuyết tiền tệ. potx (Trang 49 - 50)

Chính sách tiền tệlà chính sách kinh tếvĩ mô trong đó NHTW thông qua các công cụcủa mình, thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cungứng nhằmổn định giá trị đồng tiền và đạt được các mục tiêu kinh tế- xã hội đềra.

anhtuanphan@gmail.com

3.1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệcủa các quốc gia thường tập trung vào các mục tiêu sau: c Ổn định giá cả:

Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát làmục tiêu hàng đầu và là mục tiêudài hạncủa chính sách tiền tệ. Các NHTW thường lượng hoá mục tiêu này bằng tốc độtăng của chỉsốgiá cảtiêu dùng xã hội. Việc công bốcông khai chỉtiêu này là cam kết của NHTW nhằmổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn. Điều này có nghĩa là NHTW sẽkhông tập trung điều chỉnh sựbiến động giá cả về mặt ngắn hạn. Do những biện pháp vềchính sách tiền tệtác động đến nền kinh tếcó tính chất trung và dài hạn, hơn nữa khó có thểdự đoán chính xác kết quảsẽxảy ra vào thời điểm nào trong tương lai, vì vậy sẽ là không khảthi đối với NHTW trong việc theo đuổi đểkiểm soát giá cảtrong ngắn hạn.

Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệtđể định hướng phát triển kinh tếcủa quốc gia vì nó làm tăng khảnăng dự đoán những biến động của môi trường kinh tếvĩ mô. Mức lạm phát thấp vàổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu đầu tư và đảm bảo sựphân bổnguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Đây là lợi ích có tầm quan trọng sống cònđối với sựthịnh vượng kinh tếcủa quốc gia.Lạm phát cao hay thiểu phát liên tụclà rất tốn kém cho xã hội, thậm chí ngay cả trong trường hợp nền kinh tếphát triển khảquan nhất. Sựbiến động liên tục của các tỷlệlạm phát dựtính làm méo mó, sai lệch thông tin và do đó làm cho các quyết định kinh tếtrởnên không đáng tin cậy và không có hiệu quả. Nguy hiểm hơn, sự bất ổn định giá cả dẫn đến sự phân phối lại không dân chủ các nguồn lực kinh tếtrong xã hội giữa các nhóm dân cư.

Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêuổn định giá cảkhông đồng nghĩa với tỷlệlạm phát bằng không. Những nghiên cứu về lạm phát cho thấy trong khi cố gắng duy trì lạm phátởgần mức 0, chính sách tiền tệdễ đưa nền kinh tế đi quáđà và rơi vào tình trạng thiểu phát gây hậu quả còn trầm trọng hơn, đó là làm nền kinh tếsuy thoái. Hơn nữa một mức lạm phát dương được chứng minh là có tác dụng bôi trơn và hâm nóng nền kinh tếnên sẽcó nhữngảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Theo các chuyên gia vềchính sách tiền tệ ởchâu Âu, mức lạm phát từ1.5% đến dưới 4% là phù hợp với các nền kinh tếphát triển.

d Ổn định tỷgiá hối đoái:

Trong điều kiện mởcửa kinh tế, các luồng hàng hoá và tiền vốn vào ra một quốc gia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại giữa đồng nội tệvà đồng ngoại tệ. Việc ngăn ngừa những biến động mạnh, bất thường trong tỷgiá hối đoái sẽgiúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quảhơn nhờdự đoán được chính xác

về mặt khối lượng giá trị. Thêm vào đó, tỷgiá hối đoái còn ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước với nước ngoài vềmặt giá cả.

e Ổn định lãi suất:

Lãi suất là một biến sốkinh tếvĩ mô hết sức quan trọng trong nền kinh tếdo nó ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất thường trong lãi suất sẽgây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dựtính chi tiêu hay lập kếhoạch kinh doanh. Do đóổn định lãi suất cũng là một mục tiêu quan trọng mà các NHTW hướng tới nhằm góp phầnổn định môi trường kinh tếvĩ mô.

f Ổn định thịtrường tài chính:

Thịtrường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn cho phát triển kinh tế. Nó góp phần quan trọng trong việc điều hoà vốn từnơi thừa đến nơi thiếu vốn, giúp nâng cao hiệu quảsửdụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của thịtrường tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tếcác quốc gia. NHTW với khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho thịtrường tài chính112.

g Tăng trưởng kinh tế:

Do chính sách tiền tệcó thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thểsửdụng nó làm đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải được hiểu cảvềkhối lượng và chất lượng. Chính sách tiền tệphải đảm bảo sựtăng lên của GDP thực tế, tức là tỷlệtăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷlệ tăng giá cùng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiệnởmột cơ cấu kinh tếcân đối và khảnăng cạnh tranh quốc tếcủa hàng hoá trong nước tăng lên. Một nền kinh tếphồn thịnh với tốc độtăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho mọi sự ổn định, là căn cứ để ổn định tiền tệtrong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tếvà khẳng định vịtrí của nền kinh tếtrên thịtrường quốc tế. h Giảm tỷlệthất nghiệp:

Tạo công ăn việc làm đầy đủlà mục tiêu của tất cảcác chính sách kinh tếvĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ. Công ăn việc làm đầy đủcó ý nghĩa quan trọng bởi ba lý do:

3Chỉsốthất nghiệp là một trong những chỉtiêu phản ánh sựthịnh vượng xã hội vì nó phản ánh khảnăng sửdụng có hiệu quảnguồn lực xã hội. 3Thất nghiệp gây nên tình trạng stress cho mỗi cá nhân và gia đình của họ

và là mầm mống của các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng: Lý thuyết tiền tệ. potx (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)