- Phong cách của “nhà cầm quyền”: Phong cách này chính là “Hãy đ
4. Thực hành: GV lựa chọn tình huống bất kì cho sinh viên thực hành
Bài 12: KỸ NĂNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM
1.Quá trình tìm việc làm
Quá trình tìm việc làm là quá trình bản thân tự đánh giá trình độ chuyên môn và các phẩm chất cá nhân để xác định điểm mạnh, điểm yếu nhằm chọn một nghề nghiệp phù hợp, từ đó tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với sở thích nghề nghiệp để tham gia tuyển dụng thành công và vào làm việc.
Tự đánh giá bản thân và xác định mục tiêu nghề nghiệp => xác định nghề nghiệp yêu thích => Tìm thông tin về cơ hội việc làm => Chuẩn bị bộ hồ sơ dự tuyển => Nộp hồ sơ dự tuyển => Dự thi viết chuyên môn (nếu có) => Dự phỏng vấn tuyển dụng => Đàm phán điều kiện tuyển dụng => Ký hợp đồng và bắt đầu làm việc.
2. Kỹ năng tìm kiếm việc làm
2.1.Đánh giá năng lực và mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu khi đi tìm việc làm của bạn là gì? Câu trả lời sẽ là: Một việc làm tốt. Câu hỏi tiếp theo sẽ là: Thế nào là việc làm tốt? Việc làm tốt là công việc phù hợp với năng lực cá nhân của bạn, phù hợp với mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn; Đem lại thu nhập đủ trang trải cuộc sống bản thân, gia đình và về lâu dài có dư để tích lũy; Có thể giúp bạn thực hiện được ước mơ của mình. Vậy vấn đề đặt ra là ta phải đánh giá được năng lực của bản thân và xác định được mục tiêu nghề nghiệp hợp lý.
- Đánh giá năng lực bản thân: Nếu tự đánh giá năng lực của bản thân
quá thấp, bạn sẽ không dám nhận những cơ hội mang tính thử thách, từ đó hạn chế khả năng phát triển nghề nghiệp bản thân. Ngược lại, nếu quá ảo tưởng về năng lực của mình, bạn cũng dễ rơi vào tình trạng “xây lâu đài trên cát”, chỉ tìm kiếm những cơ hội vượt quá khả năng để rồi thất bại nặng nề. Việc đánh giá đúng năng lực của bản thân sẽ giúp bạn có thể đặt ra mục tiêu nghề nghiệp phù hợp, từ đó phát huy được năng lực sở trường của bản thân và tránh được những thất bại đáng tiếc.
- Xác định mục tiêu nghề nghiệp: Để xác định mục tiêu nghề nghiệp,
cần xem xét những loại nghề nghiệp nào hấp dẫn bạn? Nghề nghiệp nào phù hợp với năng lực cá nhân của bạn. Khi xác định mục tiêu nghề nghiệp bạn cũng nên xác định mình thuộc cá tính, con người nào? Hãy suy xét thật kỹ lưỡng về điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, những điều không thích và những lợi ích đạt được khi nghĩ về công việc của mình. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến những người đã và đang làm trong lĩnh vực đó để xác định đúng đắn hơn mục tiêu nghề nghiệp của mình.
2.2.Tìm kiếm cơ hội việc làm
Muốn có việc làm tốt cần phải tích cực săn tìm thông tin về các cơ hội việc làm. Càng có thông tin việc làm bạn càng có cơ hội lựa chọn được việc làm phù hợp nhất với năng lực, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Vậy vấn đề ở chỗ là phải biết cách tìm thông tin việc làm. Có nhiều nguồn cung cấp thông tin tuyển dụng , có thể chia thành 2 loại:
- Nguồn thông tin tuyển dụng chính thức: Bao gồm nhiều nguồn
+ Quảng cáo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo, tạp chí, tryền hình, truyền thanh, bangzon.
+ Thông báo tuyển dụng tại trụ sở các tổ chức + Các trung tâm dịch vụ việc làm
+ Các công ty tư vấn nguồn nhân lực. + Các trường đại học
+ Website của các tổ chức
- Nguồn thông tin tuyển dụng không chính thức: + Thông tin từ bạn bè
+ Thông tin từ người thân
+ Thông tin từ các cự sinh viên của trường + Thông tin từ các buổi giao lưu nghề nghiệp.
- Đăng thông tin vắn tắt trên các trang web, đăng trên báo
Bằng việc tạo một hồ sơ trên mạng và thường xuyên update nó, những
thông tin cá nhân của bạn sẽ đến được với nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng và kịp thời khi họ có nhu cầu. Như vậy, bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nghề nghiệp nào. Nếu so với việc in hồ sơ ra giấy và chờ nhà tuyển dụng thông báo rồi nộp vào thì rõ ràng hồ sơ online sẽ khiến bạn chủ động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội thành công của mình. Không những thế khả năng thành công cao, việc tạo một hồ sơ online sẽ giúp bạn trình bày những ý tưởng, khả năng và sự sáng tạo của mình - những điều rất khó thực hiện đối với một hồ sơ thông thường. Chính điều này đã khiến nhà tuyển dụng để mắt tới bạn. Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, hơn 40% những người đưa
thông tin lên mạng nhận được những lời hẹn phỏng vấn như ý. Đây là một bước khởi đầu rất tốt cho quá trình tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.
Tuy nhiên, không phải chỉ cần tạo một hồ sơ và đưa lên mạng rồi ngồi chờ các cuộc gọi đến của nhà tuyển dụng. Bạn phải luôn nhớ rằng, để thành công, ngoài khả năng phải có sự sáng tạo và kiên nhẫn, cẩn thận. Hãy chắc rằng hồ sơ của bạn bắt mắt, hợp lí và được đăng lên một website tìm việc uy tín. Có như vậy, con đường đến với thành công sẽ không cách bạn quá xa.
Cần lưu ý các thông tin đăng trên mạng, trên báo không được quá dài, ngôn ngữ quốc dân hạn chế tối đa dùng từ địa phương, bài viết cần nhấn mạnh vào các ưu điểm và khả năng sở trường tuy nhiên không quá phô trương, cần thể hiện rõ trình độ, chuyên môn...
- Gọi điện đến trực tiếp công ty
Gọi điện trực tiếp đến công ty cũng là một hình thức thường đạt hiệu quả cao. Hình thức này người xin việc chủ động lấy thông tin từ doanh nghiệp một cách trực tiếp. Ưu điểm lớn của hình thức này là tính chính xác cao. Gọi điện trực tiếp đến cơ quan tuyển dụng cần lưu ý tám điều nên làm và bốn điều nên tránh:
Tám điều nên làm: Hình dung trước những điều cần nói; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác; chủ động để xưng hô tự tin; chọn không gian yên tĩnh; đặt hồ sơ tìm việc trước mặt; nói rõ ràng; nên đứng khi trả lời điện thoại; kết thúc buổi nói chuyện một cách ấn tượng.
Bốn điều không nên làm: Nói không ngớt; hắt hơi hay ho, ngáp khi nói chuyện; tỏ vẻ hoảng hốt; ăn uống khi nói chuyện điện thoại.
2.3.Chuẩn bị hồ sơ xin việc
Bộ hồ sơ xin việc gồm có các giấy tờ sau: 1-Ðơn xin việc.
2- Sơ yếu lý lịch (có ảnh và xác nhận của địa phương) 3- Photo bằng cấp
4- Giấy chứng nhận sức khỏe 5- Photo hộ khẩu/CMND
6- Những bằng chứng về thành tích đã qua/bảng điểm 7- Thư giới thiệu của công ty/người đỡ đầu(nếu có) Một số vấn đề cần lưu ý trong hồ sơ xin việc:
- Ðơn xin việc: Bố cục hợp lý; Viết câu đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu; Văn
phong ngắn gọn, không lặp lại, không dùng kiểu viết bóng bẩy; Dùng từ ngữ thông dụng, không dùng từ địa phương hay văn nói; Trình bày sạch, đẹp; Không có lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp; Nội dung phải có 4 nội dung chính: Vị trí dự tuyển, sự phù hợp với công việc, khả năng đóng góp cho công ty, mong muốn được “đi tiếp”
- Sơ yếu lý lịch (có ảnh và xác nhận của địa phương):
+ Cấu trúc của một lý lịch: Mục tiêu nghề nghiệp; Tiểu sử về trình độ học vấn và quá trình đào tạo; Kinh nghiệm làm việc; Các kỹ năng; Người giới thiệu, thư tham chiếu
+ Những lỗi thường gặp khi viết lý lịch: Không nêu rõ được các ưu thế của mình; Không nêu được kinh nghiệm đã qua; Kể lể quá dài dòng lê thê và không tập trung vào những mô tả công việc chính và phù hợp với những gì nhà tuyển dụng mong đợi cho chức danh cần tuyển
+ Các điều cần tránh khi viết lý lịch: Không nên nói xấu về công ty cũ hoặc lãnh đạo cũ trong lý lịch của mình; Cần chú ý cách trình bày sao cho khúc chiết, sạch sẽ, không bôi xóa, không làm rối mắt người đọc, kiểm tra lỗi chính tả và dùng từ thích hợp; Nếu bạn viết bằng tiếng Anh thì nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong việc viết lý lịch bằng tiếng Anh
2.4.Phỏng vấn tuyển dụng
- Chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn
+ Nắm bắt các thông tin cơ bản của công ty, tên, vị trí của người phỏng vấn
+ Đem theo một bản hồ sơ nghề nghiệp để tham khảo + Trang phục chỉnh tề, nghiêm túc
+ Đến trước giờ phỏng vấn 10 phút
- Tham dự phỏng vấn
+ Chào hỏi, bắt tay người phỏng vấn
+ Giới thiệu ngắn gọn về bạn trong thời gian tối đa 3 phút
+ Lắng nghe kỹ câu hỏi và trả lời đầy đủ, tránh lan man. Nếu người phỏng vấn đang nói nhiều hơn bạn khi đang hỏi bạn, điều đó có thể là bạn đã không cung cấp đầy đủ câu trả lời như họ mong đợi. Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, bạn nên thành thật với người phỏng vấn về sự không chắc chắn đó.
+ Tập trung vào những điều bạn có thể làm tốt nhất cho công việc, chứ không phải những điều công ty tuyển dụng có thể làm cho bạn.
+ Tập trung vào những ưu điểm của bạn, tránh những điểm không phải là điểm mạnh của bạn, ngoại trừ được yêu cầu cụ thể từ người phỏng vấn.
Các bạn tham khảo thêm các câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng sau đây: • Tại sao bạn lại muốn làm việc cho tổ chức chúng tôi?
• Bạn có bao giờ mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Nếu có thì cách giải quyết đó là gì?
• Khi làm việc, nếu gặp khó khăn và bị căng thẳng thì bạn xử lý ra sao?
• Nếu chúng tôi tuyển dụng bạn thì chúng tôi được lợi cái gì?
• Cho đến nay, bạn thấy thành công lớn nhất của mình trong cuộc đời là gì?
• 5 năm nữa, bạn sẽ làm gì?
• Bạn thích làm việc độc lập, hay theo nhóm, tổ? Tại sao? • Bạn bè thường mô tả bạn là người như thế nào?
• Điểm mạnh và yếu của bạn là gì?
• Theo bạn, ở vị trí mà bạn muốn vào làm việc, vấn đề gì là quan trọng nhất?
• Nếu được nhận vào làm việc, bạn có cam kết làm việc lâu dài không?
+ Đặt câu hỏi với người phỏng vấn về chi tiết công việc thực tập, các yêu cầu khác của công việc thực tập, về thông tin của công ty. Bạn chỉ nên đặt ra tối đa 3 câu hỏi cho người phỏng vấn.
Khi sắp kết thúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi: Anh chị có cần hỏi gì không? Lúc này, nếu biết nêu câu hỏi phù hợp, rõ ràng thì cũng là một cách thể hiện sự chín chắn, thông minh, góp phần kết thúc tốt đẹp cuộc phỏng vấn. Bạn nên nhớ các vấn đề định hỏi phải được chuẩn bị trước, có cân nhắc, không hỏi ngẫu hứng. Nếu không hỏi gì chứng tỏ bạn chuẩn bị kém, thiếu quan tâm với cơ quan tuyển dụng. Các câu hỏi bạn đặt ra với người phỏng vấn nên xoay quanh chủ đề làm thế nào để mình có thể phục vụ tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Hướng phát triển, các sản phẩm và dịch vụ của công ty trong tương lai gần? Yêu cầu cao nhất đối với người làm việc ở vị trí tuyển dụng là gì? Cơ hội để được học tập, nâng cao trình độ và tay nghề? Vị trí xin vào trước đây đã có ai làm chưa? Người đó đã thực hiện công việc này thế nào?
Bạn không nên đặt câu hỏi quá quan tâm về vật chất như tiền lương, tiền thưởng, thời hạn nâng lương, nghỉ phép... Nhưng nếu được hỏi anh chị muốn có mức lương bao nhiêu thì câu trả lời hay nhất là "Tôi muốn hưởng mức lương phù hợp với năng lực và sự đóng góp của tôi".
+ Chào và cám ơn khi ra về
- Sau buổi phỏng vấn
+ Suy nghĩ về lời khuyên của nhà tuyển dụng: Sau buổi phỏng vấn có
thể nhà tuyển dụng sẽ cho bạn lời khuyên. Bạn không nên coi thường và bỏ qua vì nếu trúng tuyển thì điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn trong trong công việc mới, nếu không trúng tuyển thì đây là cơ hội để bạn rút ra kinh nghiệm cho lần phỏng vấn khác. Vì thế cần suy nghĩ, xem xét lời khuyên của nhà tuyển dụng một cách nghiêm túc nếu thấy cần tiếp thu và khắc phục thì phải cố gắng khắc phục ngay.
+ Sau khi tham dự phỏng vấn, bạn nên gửi email cám ơn người phỏng vấn và công ty đã dành thời gian phỏng vấn và giải đáp những câu hỏi của bạn.
+ Theo dõi các phương tiện liên lạc (điện thoại, email, địa điểm đăng ký nhận thư) để công ty tuyển dụng có thể liên lạc phản hồi kết quả phỏng vấn. Sau thời gian quy định (quy định bởi công ty tuyển dụng, hoặc là 3 – 5 ngày làm việc sau ngày phỏng vấn), nếu như không nhận được phản hồi từ công ty tuyển dụng, bạn nên liên lạc để hỏi thăm tình trạng hồ sơ của bạn.
+ Nhận kết quả phỏng vấn: Nếu kết quả bạn được nhận công việc thực tập, bạn phải trả lời cám ơn và xác nhận sẽ tham gia công việc thực tập như yêu cầu của công ty. Nếu như kết quả không như mong đợi, bạn không đáp ứng được yêu cầu của công ty, bạn nên trả lời cám ơn công ty tuyển dụng và hy vọng sẽ tiếp tục có cơ hội làm việc với công ty trong tương lai.
2.5.Thương lượng về lương bổng và các quyền lợi khác
Khi được mời dự phỏng vấn xác nhận, nghĩa là bạn đã vượt qua được chặng đường gian khó nhất trong quá trình tìm việc và có đến hơn 99% khả năng bạn được tuyển chọn. Bước tiếp theo là thương lượng thế nào để được mức lương mong muốn. Xác định mức lương cao quá và thấp quá đều không tốt. Vì vậy phải biết khung lương thích hợp cho mình (thường ở mức sàn). Hãy để công ty đề cập đến chuyện lương bổng trước; Bạn hãy chọn lời mời làm việc tốt nhất; biết người biết ta và đừng đòi hỏi quá đáng; Đừng quá chú trọng vào lương.
Đồng thời với việc thương lượng về lương cần chú ý đến các khoản lợi ích vật chất khác mà bạn được hưởng (Tiền thưởng, tiền ăn trưa, ăn ca, phụ cấp đi lại, bảo hiểm y tế…)
Khi làm việc lương bổng và quyền lợi là rất quan trọng, tuy nhiên khi thương lượng bạn cần lưu ý cân nhắc cho phù hợp với khả năng của bản thân, điều kiện của công ty và cần có sự tìm hiểu về quy định về lương bổng, mức trả lương hiện tại của công ty, đơn vị tuyển dụng. Khi thương lượng cần tỏ rõ sự tôn trọng, khéo léo và am hiểu luật lao động.
2.6.Chuẩn bị cho công việc mới
Sau khi được tuyển dụng, để chuẩn bị cho công việc mới bạn cần: Hiểu rõ bản chất công việc; gặp gỡ đồng nghiệp, tìm ra giờ làm việc, chuẩn bị về tư trang, dụng cụ nếu cần thiết.
Khi chuẩn bị đi làm bạn cũng cần tìm hiểu nội quy của công ty, những tiền lệ như chào hỏi trong ngày đầu tiên, lễ ra mắt...
Thu sếp các công việc của bản thân để tạo một tư thế sẵn sàng, tự tin khi tham gia công việc mới: như thu sếp việc gia đình, phương tiện, thu sếp ở nơi làm việc khác..
Tạo lập mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn cũng nên cố gắng gặp gỡ những người mà sẽ cùng làm việc, thậm chí tìm hiểu một cách tế nhị về điều kiện, tính cách của những người thường xuyên tiếp cận trong công việc. Cần có thái độ cởi mở, chân thành, cầu thị.
3. Thực hành: Giảng viên lựa chọn nội dung cho sinh viên thực hành