Các công việc cụ thể của người lãnh đạo

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỐNG NGHỆ THUẬT (Trang 81 - 83)

- Sự kiện hướng đến khách hàng

3. Các công việc cụ thể của người lãnh đạo

- Đảm bảo sự hợp tác trong đơn vị, tổ chức hay nhóm

Muốn có sự hợp tác, người lãnh đạo phải nêu rõ mục đích, mục tiêu của mỗi công việc, mỗi giai đoạn như thế nào. Mỗi thành viên chỉ có thể xác định họ sẽ hợp tác cái gì, như thế nào khi họ hiểu mục đích, mục tiêu.

Người lãnh đạo điề hành công việc của tập thể, tổ chức và có nhiệm vụ thực hiện những công việc mà tập thể đã thảo luận và nhất trí. Người lãnh đạo không được ép các cá nhân làm trái với những lợi ích chung của tập thể.

Tuy nhiên cũng có trường hợp người lãnh đạo phải sử dụng quyền của mình để quyết định miễn là quyết định đó không trái với lợi ích của tập thể.

Trong một số trường hợp chỉ có người đứng đầu mới có quyền quyết định. Do đó cần người lãnh đạo biết sử dụng đúng quyền của mình.

- Phân công, giao việc, đôn đốc, kiểm tra

Người lãnh đạo đứng đầu giống như người thuyền trưởng, có trách nhiệm phân công mọi người cùng làm việc để lái con tàu đến đích. Người lãnh đạo phải biết phân công công việc vừa sức, đúng khả năng của từng cá nhân. Và vấn đề quan trọng trong quá trình điều hành là phải đôn đốc công việc cho nó diễn ra trôi chảy và kiểm tra kết quả công việc có đúng yêu cầu đề ra hay không.

- Duy trì trật tự và kỷ luật

Mọi người trong tập thể có trách nhiệm tuân theo nội quy của tập thể. Bản thân người lãnh đạo phải tự mình chấp hành nghiêm túc, gương mẫu các nội quy đóvà yêu cầu mọi người tuân theo.

Các công việc cầnđược tiến hành cho khớp với kế hoạch để đạt mục tiêu đề ra. Người lãnh đạo có quyền yêu cầu mọi người tôn trọng và làm đúng những gì đã bàn bạc.

- Phát triển tinh thần tập thể (giữ lửa)

Người lãnh đạo phải biết khen thưởng đúng lúc,đúng người, đúng việc. Phê phán đúng lúc, đúng cách, đúng nơi trên nền tảng tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Cần lưu ý rằng, mỗi một cá nhân trong tập thể đều có những đặc điểm riêng của họ. Họ chỉ hòa mình vào trong tập thể theo mục đích chung của tập thể chứ không phải để trở thành người khác theo khuôn mẫu định sẵn.

Ngoài ra, để có thể có kỹ năng lãnh đạo tốt bạn cần chú ý đến những yếu tố khác như: kỹ năng giao tiếp tốt; sự tự tin, bản lĩnh; khả năng tư duy

linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo; khả năng giải quyết vấn đề; tính quyết đoán; sự dấn thân; có mục đích hành động rõ ràng, ….

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỐNG NGHỆ THUẬT (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w