Tầm quan trọng của lắng nghe

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỐNG NGHỆ THUẬT (Trang 65 - 67)

- Tự tin: Quá lo lắng vì sự lúng túng là điều thường thấy ở thuyết trình

1.2.Tầm quan trọng của lắng nghe

4. Thực hành kỹ năng thuyết trình: Lựa chọn chủ đề theo tháng.

1.2.Tầm quan trọng của lắng nghe

- Lắng nghe là cơ sở cho các kỹ năng khác như nói, đọc, viết. Nếu không nghe được thì không nói được, đọc được, viết được

- Lắng nghe thì giải quyết công việc tốt hơn: Muốn thành công trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải biết lắng nghe, đặc biệt là lãnh đạo, nhà tư vấn, giáo viên, luật sư, người bán hàng. Lắng nghe giúp ta học hỏi kinh nghiệm, thấu hiểu tâm tư tình cảm, tính cách, sở thích…của đồng nghiệp từ đó có sự gắn kết, tăng hiệu quả công việc.

- Lắng nghe giúp xây dựng và phát triển các quan hệ: Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng người nói, làm cho họ hài lòng. Hiể được tính cách, quan điểm của người nói chúng ta sẽ điều chỉnh được cách ứng xử phù hợp. Những người xung quanh thấy thái độ lắng nghe tích cực cũng sẽ có cảm tình với chúng ta hơn.

- Lắng nghe giúp giải quyết xung đột: Cả giận mất khôn. Khi không tức giận ai cũng tỉnh táo để nhìn nhận sự việc và sáng suốt đưa ra giải pháp. Vì vậy, vấn đề của chúng ta khi giải quyết xung đột là lắng nghe. Đó là cách hiệu quả nhất để đưa trạng thái xung đột trở về trạng thái bình thường

2.Kỹ năng lắng nghe hiệu quả

2.1.Nguyên nhân lắng nghe không hiệu quả

- Nghe không tích cực/không tập trung: Biểu hiện của nó là người nghe không chú tâm vào câu chuyện của người nói. Trong lúc nghe họ vẫn kết hợp làm những công việc khác như gọi điện, đọc báo, xem tivi, để ý người khác… Thái độ này của người nghe thường khiến người nói cảm thấy không được tôn trọng, chán nản và mất cảm hứng muốn chia sẻ. Trong khi đó, người nghe sẽ

không hiểu hết được câu chuyện, dễ dẫn đến hiểu sai, hiểu nhầm, không thu được lượng thông tin như mong muốn và nguy hiểm hơn là làm giảm lòng tin ở đối tác.

- Nghe phục kích: Người nghe không để ý đến những lời hay, ý đẹp mà

chỉ chăm chăm tìm lỗi sai, sơ hở, điểm xấu trong câu nói của người khác theo kiểu “Vạch lá tìm sâu”, “Bới lông tìm vết”, giống như giám khảo trong các cuộc thi hay quan tòa, luật sư trong các vụ việc xử án. Việc nghe phục kích không chỉ khiến người nói có cảm giác khó chịu và mất tự tin mà còn khiến người nghe, tại thời điểm nghe, bị bỏ lỡ nhiều thông tin bổ ích, tích cực. Về lâu dài, việc này khiến người nghe có thói quen hay chỉ trích người khác, suy nghĩ tiêu cực, chán ghét mọi người xung quanh, chán ghét cuộc sống.

- Nghe một phần: Biểu hiện của thái độ lắng nghe này thường là nghe

nhanh hơn nói, mới nghe một vài từ hoặc phần đầu câu chuyện đã suy đoán phần còn lại. Hệ quả của nó là người nghe dễ bị hiểu sai, hiểu nhầm câu chuyện của người nói hoặc bỏ sót thông tin quan trọng ở phần sau. Giống như câu chuyện người vợ đi tìm thầy thuốc cho chồng bị đau bụng, mới nghe thầy nói: “Đau bụng uống nhân sâm…” đã vội bỏ về làm ngay mà không kịp nghe 3 từ quan trọng nhất còn lại “…thì tắc tử”. Bởi vậy, nên lắng nghe một cách thiện chí một cách đầy đủ và không bỏ dở giữa chừng để tránh những rắc rối đáng tiếc.

- Giả vờ nghe: Trong trường hợp này, người nghe thường suy nghĩ một

vấn đề khác nhưng lại tỏ vẻ chú ý lắng nghe người đối thoại để an ủi họ, đồng thời để che dấu việc mình chẳng nghe gì cả.

- Nhiễu tâm lý: Trường hợp này xảy ra khi người nghe có tâm trạng

không tốt (mệt, đói, đau khổ, buồn bực) hoặc tâm trạng không phù hợp với câu chuyện của người nói (VD: đang buồn phải nghe chuyện vui, đang vui phải nghe chuyện buồn), nên rất khó để hòa nhập được vào câu chuyện của người nói, thậm chí còn làm cho tâm trạng của minh hoặc đối tác tồi tệ hơn.

- Nghe phòng thủ: Thường xảy ra khi người nghe mắc lỗi hay phạm sai

chỉ trích, phê phán mình (VD: khi bố mẹ, thầy cô, cấp trên… gọi đến để nói chuyện). Trong tình huống đó, người nghe thường chuẩn bị tâm lý tự bảo vệ mình, nghe để tìm lí do biện minh cho việc mình làm. Bởi vậy, trong cuộc nói chuyện, người nghe chỉ chú ý đến những thông tin tiêu cực liên quan đến bản thân, mà bỏ qua các thông tin khác. Kiểu lắng nghe này dễ khiến cho cả hai bên khó chịu, căng thẳng. Để khắc phục, chúng ta không nên tạo ra định kiến trước các cuộc nói chuyện, ngược lại, cần tiếp nhận ý kiến của đối tác một cách thoải mái, cởi mở, chú trọng đến thiện ý hơn là những ngôn từ tiêu cực.

- Nghe võ đoán, ngộ nhận: Chúng ta thường có thói quen “suy bụng ta

ra bụng người”, nên giống như nghe một phần, khi mới chỉ lắng nghe một chút chúng ta đã vội suy diễn theo cách nghĩ của mình, nhưng trên thực tế, không phải lúc nào cũng như vậy. Bởi vậy, hãy lắng nghe bình tĩnh và đầy đủ để thấu cảm được người nói tốt nhất.

- Cho rằng nói có lợi hơn nghe: Phần lớn chúng ta thích nói hơn là

thích lắng nghe và cho rằng nói có lợi hơn nghe. Ta thường chỉ chuẩn bị cho mỗi cuộc giao tiếp là mình sẽ nói gì chứ ít ai chuẩn bị cho việc mình sẽ lắng nghe như thế nào. Bởi vậy, 10 phút sau khi nói chuyện, một người trung bình chỉ nhớ một nửa những gì đã nghe và quên đi một nửa trong vòng bốn mươi tám tiếng đồng hồ sau đó. Chúng ta cũng có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói... Chính những phản xạ có điều kiện này dần dần sẽ giết chết cái tôi biết lắng nghe trong bạn.

Ngoài ra các yếu tố ngoại cảnh như tiếng ồn, khoảng cách (nhiễu vật lý), thời tiết, không ghi chép thông tin, các yếu tố khác: có vấn đề về thính giác, quá nhiề thông điệp… cũng ảnh hưởng đến quá trình lắng nghe.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỐNG NGHỆ THUẬT (Trang 65 - 67)