Các nguồn thông tin

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỐNG NGHỆ THUẬT (Trang 46 - 49)

Muốn thuyết trình thành công, trước tiên bạn phải nghiên cứu đầy đủ và dành nhiều thời gian tìm tòi tư liệu. Bạn phải nỗ lực đọc sách, báo, tra cứu internet... để thu thập thông tin tư liệu. Chúng ta có thể tìm nguồn thông tin qua các nguồn sau :

+ Sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của diễn giả : Bất kỳ ai cũng là chuyên gia về một cái gì đó. Khi bạn đã lựa chọn một chủ đề từ kinh nghiệm riêng của mình, bạn có thể xóa bỏ cá nhân hóa chủ đề này bằng cách dựa vào các sự kiện và số liệu sách vở. Các thông tin từ bên ngoài như vậy luôn là cần thiết. Tuy nhiên, bổ sung chúng với những kinh nghiệm riêng của mình luôn có thể giúp bạn mang thông điệp của bạn vào cuộc sống. Ngay cả khi câu chuyện của riêng bạn cũng không gay cấn lắm, bạn vẫn có thể sử dụng chúng cho bài thuyết trình của mình. Bởi vì thực sự chỉ có một mình bạn có kinh nghiệm đó. Bằng cách suy nghĩ một chút về các kinh nghiệm đã qua của mình.

+ Nghiên cứu tại thư viện : Một số sinh viên cho rằng thư viện chỉ là nơi chúng ta vào tìm kiếm thông tin khi nào không còn hy vọng. Bạn có thể thu thập nhiều tài liệu nhất cho phần thuyết trình của mình từ thư viện. Cũng có thể bạn biết rồi, tuy nhiên cũng cần thiết bạn xem lại phần này.

Có những cách thức dễ dàng, nhanh chóng và hệ thống giúp bạn tìm kiếm những gì bạn cần trong thư viện. Cách thức duy nhất và tốt nhất làm quen với tìm kiếm thông tin thư viện đó là vào thư viện. Bạn có năm nguồn quan trọng để bạn thấy cái bạn muốn trong thư viện: người thủ thư, catalog thư viện,…

+ Tìm kiếm Internet: Bạn có thể tìm thấy một số lượng lớn thông tin trên Internet, nhưng bạn không thể tìm thấy các tài liệu cùng loại và các nghiên cứu sâu như trong một thư viện tốt. Chính vì thế mà các chuyên gia

khuyên bạn nên sử dụng Internet để bổ sung, chứ không phải là thay thế tìm kiếm thư viện. Khi tìm hiểu ngồn thông tin trên Internet bạn cần chú ý khâu đánh giá các tài liệu từ Internet

Các nguồn đáng tin cậy nhất trên Web là những tài liệu đã được in ấn như tài liệu chính phủ, bài báo cáo, báo cáo nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu trên web chỉ tồn tại ở dạng điện tử. Chỉ có một số ít đã được biên tập để có thể đảm bảo một mức độ tối thiểu về tính tin cậy như ở các tài liệu được in ấn. Web được coi là “kinh nghiệm tự công bố lớn nhất trong lịch sử”. Bất kì ai có máy tính và đường kết nối internet có thể chia sẻ ý kiến của mình với một nhóm, công bố một bản tin điện tử, hoặc tạo ra một trang web cá nhân. Chưa bao giờ một câu châm ngôn cổ lại có thể đúng như vậy khi áp dụng với internet: hãy đừng tin vào tất cả những gì bạn đọc.

2.4. Xây dựng nội dung bài thuyết trình

Bài thuyết trình thông thường có 3 phần: Mở đầu; Thân bài; Kết luận. Trong đó, mỗi phần đều có nội dung và chức năng riêng biệt.

- Xây dựng phần mở đầu

Đây là phần nhập đề, là phần quan trọng nhất của bài thuyết trình, là bước tiếp xúc đầu tiên với người nghe, nên thuyết trình viên phải mở đầu sao cho hấp dẫn, kích thích hứng thú của người nghe và làm rõ chủ đề của bài nói.

Có hai cách mở đầu là mở đầu trực tiếp và mở đầu gián tiếp.

- Mở đầu trực tiếp: Là việc thuyết trình viên giới thiệu trực tiếp chủ đề

của nội dung bài nói. Hình thức này thường được thực hiện với những đối tượng quen, thời gian dành cho thuyết trình ngắn.

- Mở đầu gián tiếp: Là việc thuyết trình viên đưa ra một luận đề nào đó

(gần với chủ đề bài nói) rồi dẫn dắt người nghe đến với chủ đề chính của bài thuyết trình.

Sau khi xác định rõ cách vào đề, bước kế tiếp cần chuẩn bị đó là nội dung của phần mở đầu. Mỗi thuyết trình viên sẽ có nội dung của phần mở đầu không giống nhau nhưng 3 mục tiêu cụ thể - được coi là 3 yêu cầu bắt buộc

cần phải có trong bài thuyết trình đó là: Giới thiệu và làm quen; Thông báo nội dung trình bày; Thông báo thời gian và phương thức tiến hành.

2.5. Các phương tiện hỗ trợ và công tác hậu cần- Các tài liệu có liên quan - Các tài liệu có liên quan

Khi thuyết trình, ngoài nội dung bài nói bạn đã chuẩn bị, bạn nên có những tài liệu khác nhau hỗ trợ nhằm làm cụ thể hóa vấn đề bạn trình bày, tăng thêm phần hấp dẫn và ấn tượng với thính giả. Tài liệu hỗ trợ bạn nên chuẩn bị nhiều chủng loại khác nhau sao cho phù hợp với nội dung và khán giả.

Các tài liệu hỗ trợ có thể là bản tóm tắt ý chính bài thuyết trình, bản copy của trang chiếu mà bạn trình bày, các tờ rơi theo mẫu sẵn, các bài báo hay tạp chí nhằm bổ sung thông tin cho bài nói…

-Hệ thống máy chiếu đa phương tiện

Theo thống kê xã hội học của Mỹ thì sức mạnh truyền đạt qua ngôn từ chỉ có7%, qua giọng nói là 38%, qua hình ảnh là 55% vì thế các phương tiện hỗ trợ nghe - nhìn sẽ rất hữu ích khi bạn thuyết trình.

Hai phương tiện chủ yếu thường được sử dụng khi thuyết trình là máy chiếu từ máy tính với hệ thống projector và máy chiếu từ giấy bóng với hệ thống overhead (cách trình bày chủ yếu là viết trên các tờ giấy trong suốt). Hiện nay, các thuyết trình viên chủ yếu sử dụng máy chiếu từ máy tính vì cách này có nhiều ưu điểm như nhìn chuyên nghiệp hơn, có thể sử dụng các hiệu ứng hình ảnh, biểu đồ… Với cách thức này, bạn dùng phần mềm Microsoft Power Point để tạo các slide chứa nội dung trình bày. Khi tạo slide bạn nên lưu tâm đến 1 số gợi ý sau:

- Mỗi trang luôn có 1 tiêu đề và được chọn màu, kích thước sao cho dễ phân biệt với nội dung.

- Phần nội dung nên trình bày theo từng mục (1, 2…hoặc a, b…)

- Không nên chọn các kiểu font chữ cầu kì. Hãy cứ chọn kiểu chữ như Arial, Vernada, hoặc Times New Roman.

- Khi chọn màu cho slide, nên chọn các màu có độ tương phản cao. - Khi sử dụng các hiệu ứng “bay nhảy” có sẵn trong PowerPoint, nhưng điều quan trọng nhất là: Không để người xem phải đợi cả 10 giây để xem một câu. Một câu xuất hiện trên màn hình sau khoảng ba giây là nhiều nhất.

- Trong các slide, sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể cung cấp các thông tin phụ ở dưới cùng (nhỏ thôi nhưng phải dễ thấy) như slide hiện tại/ tổng số slide.

Cuối cùng, bạn hãy luôn nhớ: dù bạn sử dụng bất kì kiểu gì, hãy áp dụng nó cho toàn bộ tất cả các trang. Không nên thiết kế theo kiểu trang này thì chữ bay từ bên phải, trang khác thì lại quay vòng vòng. Điều này cũng đúng đối với màu sắc, kiểu chữ trong đề mục, màu nền, bố cục.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỐNG NGHỆ THUẬT (Trang 46 - 49)