- Nhóm khép kín và nhóm mở: Nhóm khép kín là các thành viên
2.5. Đánh giá kết quả của nhóm
- Chọn tiêu chuẩn đánh giá: Nỗ lực của nhóm chứa đựng một số yếu tố
có thể đánh giá bằng việc thực hiện. Hãy tìm các tiêu chuẩn đánh giá tầm rộng khi phân tích việc thực hiện. Hãy đánh giá các tiêu chuẩn đó mà việc cải tíến của chúng bảo đảm các lợi ích kinh tế thực.
- Nguyên tắc đánh giá (Có ý nghĩa, chính xác, thiết thực, khách quan): Việc đánh giá kết quả cần phải có ý nghĩa và chính xác, nghĩa là cần thiết thực, vì nếu cần, bạn có thể hỏi thêm những người bên ngoài để họ đánh giá.
- Đo lường sự thực hiện của nhóm (Đánh giá khái quát)
+ Đánh giá tiến độ của toàn nhóm so với mục tiêu của đề án, kế hoạch thời gian, và tài chính.
+ Đánh giá về tài chính: chi phí thực tế; lãi so với dự kiến. + Thời gian: thành quả so với kế hoạch làm việc.
+ Chất lượng: độ chính xác; sự hài lòng của khách hàng. + Sự tiến triển: đóng góp với tập thể; khả năng.
+ Đánh giá lãnh đạo: Đánh giá hiệu quả của việc lãnh đạo nhóm trong việc hỗ trợ và hướng dẫn nhóm; Việc điều hành: đạt được các kết quả như kế hoạch đã vạch ra; Ý kiến đánh giá ở trên: thực hiện đạt tiến độ của nhóm; Ý kiến đánh giá bên dưới: Thực hiện đạt chỉ tiêu bên trên. Tinh thần: ý kiến của nhóm, khách hàng, những người có liên quan.
+ Đánh giá các thành viên: Đánh giá sự đóng góp của cá nhân vào việc thực hiện kế hoạch toàn nhóm; Đánh giá về hiệu suất: so với chỉ tiêu; Ý kiến đánh giá: của cấp trên, của đồng nghiệp, và của khách hàng; Tự đánh giá: so với đồng nghiệp; Giá trị khác: có đóng góp gì thêm không; ý thức trách nhiệm
3. Thực hành: Giảng viên lựa chọn chủ đề, tình huống, tổ chức trò chơi
cho sinh viên thực hiện theo nhóm.
Bài 5: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 1.Thuyết trình và lợi ích của thuyết trình
1.1.Khái niệm thuyết trình
- Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.
- Đặc điểm: Trong thuyết trình cũng giống như bất cứ hình thức truyền thông nào khác, có năm yếu tố căn bản thường được biểu thị như sau, “ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương tiện nào để tạo ra kết quả gì?”
- Các loại thuyết trình
Phân theo mục tiêu của bài thuyết trình có hai hình thức chính
+ Cung cấp thông tin: Chia sẻ, cung cấp, truyền tải thông tin cho người nghe
+ Thuyết phục: Đưa ra các lý lẽ làm cho người nghe chấp nhận hoặc hành động theo ý kiến của người nói. Một nhà thuyết trình tài năng không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà còn làm thay đổi cảm xúc của họ.
1.2.Lợi ích của thuyết trình
- Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả: Trong xã hội, con người quan hệ với nhau thông qua nhiều hình thức trong đó có giao tiếp và
các công cụ của giao tiếp. Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả giúp người nói thể hiện được đầy đủ nội dung, ý tưởng và mục đích giao tiếp của mình còn người nghe thì dễ dàng tiếp nhận các nội dung một cách thống nhất.
- Thuyết trình đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân
Lịch sử và thực tế hiện tại đã chứng minh những người thành công trong công việc và cuộc sống thường là những chuyên gia trong thuyết trình. Điều đó cũng giải thích tại sao kỹ năng thuyết trình trở thành một kỹ năng quan trọng đối với người lãnh đạo hay một nhà quản lý. Một nhà lãnh đạo quản lý tài năng cần phải thành thục trong kỹ năng diễn thuyết trước công chúng, đôi khi chính nó giúp che giấu những khiếm khuyết khác. Trong thực tế kỹ năng này được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Thuyết trình mang lại hình ảnh, tác phong và quan trọng hơn là sự tự tin cho bạn khi đứng trước một đám đông, thuyết trình đóng vai trò vô cùng to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân.
- Thuyết trình như một nghề tạo thu nhập cao
Người Anh có câu ngạn ngữ cổ: “Lời nói chẳng mất tiền mua” xem ra không còn đúng từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Ngày nay, lời nói hay thậm chí còn rất đắt đỏ. Chi phí bỏ ra có thể là của người nghe phải trả cho một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp, cũng có thể là của những người đang phấn đấu để trở thành nhà diễn thuyết tương lai.
Trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, rất nhiều người đã kiếm sống bằng cách đứng trên bục ở rất nhiều bang khác nhau và thuyết trình về nhiều vấn đề như một hình thức giải trí hoặc cung cấp thông tin để thu tiền khán giả. Tuy nhiên ngày nay thù lao cho các bài diễn thuyết đã nâng lên một tầm mới. Những chuyên gia diễn thuyết có thể kiếm được vài ngàn đô la mỗi buổi. Những ngôi sao như Colin Powell, Oparh Winfrey, Barbara Walter và Luther King thậm chí còn được trả hơn 50000 đô la cho mỗi lần đứng trước công chúng. Làm sao những nhân vật này có thể học được nghệ thuật thuyết trình. Một vài người tự nhiên tức là đã sẵn có năng khiếu, một số khác có thể học hỏi được từ các khoá đào tạo thuyết trình. Một số khác chọn cách tốn kém hơn. Họ đeo
đuổi những hướng dẫn “độc quyền” về cách thức thuyết trình, có thể tốn tới 5000 đôla cho mỗi buổi học 6 h. Qủa thực lời nói không rẻ chút nào!
2. Các công việc chuẩn bị cho buổi thuyết trình