Các phương tiện hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỐNG NGHỆ THUẬT (Trang 49 - 50)

+ Máy chiếu Video: Trong những trường hợp bạn cần máy chiếu Video

để chiếu những đoạn phim minh họa cho bài thuyết trình. Nó không chỉ làm tăng sức thuyết phục cho bài nói của bạn mà nó còn tác động rất lớn tới cảm xúc của khán thính giả.

+ Hệ thống âm thanh: Trong những trường hợp bạn thuyết trình ở hội

trường lớn, đông người hoặc ngoài trời, bạn nên sử dụng hệ thống loa và micro. Bạn phải kiểm tra trước thật cẩn thận để điều chỉnh âm lượng, độ ồn.

- Làm tốt công tác hậu cần

+ Với phương tiện hỗ trợ nhìn: Chọn vị trí thích hợp đặt “phương tiện hỗ trợ nhìn” đảm bảo mọi người nhìn thấy. Bạn nên đến sớm vài phút trước khi diễn ra bài thuyết trình để kiểm tra địa điểm và chọn vị trí phù hợp để đặt “phương tiện hỗ trợ nhìn”.

+ Với các phần việc khác:

- Bạn phải chắc chắn rằng địa điểm được sử dụng phải có ghế ngồi và phải thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ.

- Nếu sử dụng máy chiếu đa phương tiện hoặc có trình chiếu những thước video, bạn phải chuẩn bị và kiểm tra lại màn hình sao cho phải đủ lớn để những khán thính giả dù ngồi đầu tiên hay cuối cùng đều dễ dàng theo dõi.

- Bạn cũng nên quan tâm tới vị trí khi bạn thuyết trình. Bạn định ngồi hay định đứng? Nếu định đứng thì nên đứng ở vị trí không làm ảnh hưởng đến vị trí của các phương tiện hỗ trợ và tất cả khán thính giả đều quan sát được bạn.

- Trước khi thuyết trình 2 giờ đồng hồ bạn nên tổng kiểm tra lại tất cả nội dung như bài nói, thiết bị, tài liệu, vận hành máy móc và điều chỉnh cho tương thích với thiết bị của bạn, đặc biệt chú ý hệ thống màn chiếu và âm thanh.

2.6. Chuẩn bị tâm lý và hình thức

Trong mọi trường hợp, bạn chỉ có 90 giây để tạo cho người khác ấn tượng tốt về mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 93% ấn tượng đó được tạo nên bởi những tín hiệu không lời như: Cách chúng ta nói, vẻ bề ngoài và cách cư xử.

- Hình thức bên ngoài: Để được ấn tượng tốt đẹp ngay từ lúc đầu, bạn

cũng cần quan tâm đến hình thức bên ngoài. Do mọi người thường phán xét tính tin cậy của bài thuyết trình trên cơ sở hình tức bên ngoài, nên mọi cử chỉ, dáng điệu, nét mặt và thái độ của bạn cần tự nhiên và nhẹ nhàng. Nếu bạn đứng một cách cứng nhắc, thở mạnh và không có sự tạm nghỉ trong bài diễn thuyết, mọi người sẽ rất dễ dàng nhận thấy sự thiếu tự tin trong bạn.

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG SỐNG NGHỆ THUẬT (Trang 49 - 50)