Giống: Các văn bản đều viết về một nhân vật nào đó.

Một phần của tài liệu Giao-an-11-hk2 (Trang 31 - 32)

- Khác:

+ Mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn viết để đọc

trong lễ truy điệu; ngoài tiểu sử còn có khóc thương và chia buồn

+ Sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính theo mẫu; do bản thân

viết.

+ Văn bản thuyết minh đối tượng rộng hơn (người, cảnh), có thể nhấn mạnh những nội dung khác nhau tùy mục đích; hành văn diễn đạt phong phú, giàu biểu cảm.

3. Bài tập 3/55 : Viết tiểu sử tóm tắt. Nhà thơ Xuân Diệu:

- Xuân Diệu (1916 – 1985) có bút danh Trảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê cha: Hà Tĩnh, quê mẹ: Bình Định.

- Sau khi tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu dạy học tư, làm viên chức ở Mỹ Tho, sau đó ra Hà Nội làm nghề viết văn. Ông là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn, tham gia mặt trận Việt Minh trước 1945. Cả cuộc đời gắn bó với nền văn học dân tộc. 1983 ông được bầu làm viện sĩ thông tấn viện hàn lâm nghệ thuật CHDC Đức.

- Trước 1945, Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Xuân Diệu đem đến cho độc giả một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời tha thiết với những tập “Thơ thơ”,“Gởi hương theo gió”. Sau 1945, ông say sưa viết về tổ quốc, nhân dân, Đảng, Bác Hồ… với một tinh thần lạc quan sôi nổi. “Riêng chung”, “Hai đợt sóng” lần lượt ra đời. Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, sức sáng tạo dồi dào, đóng góp nhiều mặt cho nền văn học dân tộc. Ở lĩnh vực nào cũng in đậm hình ảnh một Xuân Diệu – nhà thơ của tuổi trẻ, mùa xuân, sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời.

Củng cố: Nắm chắc các bước chuẩn bị và viết tiểu sử tóm tắt

- Viết tiểu sử tóm tắt về một cán bộ Đoàn ưu tú trong lớp em để giới thiệu cho BCH Đoàn trường trong cuộc bầu cử sắp tới.

Dặn dò: Học bài.

Chuẩn bị: Đặc điểm laoị hình tiếng Việt

Ngày soạn:

Tiếng việt: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT

Mục tiêu bài học: Giúp hs: Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

- Vận dụng được những tri thức về đặc điểm laọi hình của TV để học tập TV và ngoại ngữ thuận lợi.

Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế bài học và các phương tiện hỗ trợ khác.. Cách thức tiến hành: Đọc, tìm hiểu, gợi tìm, phân tích phát huy chủ thể hs.

Tiến trình giờ dạy: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy bài mới: Các ngôn ngữ trên thế giới có thể được phân loại không chỉdựa trên những nét tương đồng về lịch sử mà còn dựa trên sự tương đồng về dấu hiệu hình thức như dựa trên những nét tương đồng về lịch sử mà còn dựa trên sự tương đồng về dấu hiệu hình thức như đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp, từ loại...Sự phân loại các ngôn ngữ dựa trên sự giống nhau về hình thức cho ta các loại hình ngôn ngữ. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được các loại hình ngôn ngữ cơ bản, nhất là hiểu được đặc điểm laoị hình Tiếng Việt để sử dụng, yêu quý Tiếng Việt và giúp học ngoại ngữ tốt hơn.

Hoạt động của GV và HS. Nội dung cần đạt

HĐ1: HS tìm hiểu kiến thức phần loại hình ngôn ngữ..

TT1: Giáo viên nêu ngữ liệu hướng

học sinh vào khái niệm loại hình.

TT2: Đọc văn bản phần một và

khái niệm loại hình, em hiểu ntn là loại hình ngôn ngữ? Có những loại hình ngôn ngữ nào?

HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm loại hìng của Tiếng Việt..

TT1: GV khẳng định Tiếng Việt

thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập và thuyết giảng về loại hình ngôn ngữ đơn lập.

TT2: Tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ

sở, dựa vào sgk hãy nêu đặc điểm về mặt ngữ âm và về mặt sử dụng của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt? Cho ví dụ minh họa. HS trả lời, giáo viên khái quát và đưa cứ liệu trên bảng phụ hoặc trình chiếu để học sinh nắm tri thức.

TT3: Dựa trên cứ liệu và sự phân

tích cứ liệu trong sgk, em hãy cho biết thế nào là từ không biến đổi

Một phần của tài liệu Giao-an-11-hk2 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w