Vấn đề trả công cho người lao động tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam (Trang 59 - 69)

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC

6. Vấn đề trả công cho người lao động tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến

dụng các tiến bộ y học Việt Nam.

Đây là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc tạo động lực cho người lao động. Chế độ tiền lương và các phúc lợi khác hợp lý sẽ góp phần đảm bảo công bằng, khuyến khích người lao động phát huy được hết khả năng, trí tuệ, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trách nhiệm, tăng năng suất lao động… thúc đẩy tổ chức không ngừng phát triển. Ngược lại, tổ chức sẽ không khai thác được khả năng của người lao động, sinh ra nhiều trì trệ nếu không có hệ thống lương bổng, phúc lợi hợp lý. Do đó, bất lỳ một tổ

lao động xứng đáng cho người lao động của tổ chức mình là điều hết sức quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng đó Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam đã hết sức chú ý đến việc đem lại sự công bằng, hợp lý trong vấn đề trả công và phúc lợi cho người lao động trong Trung tâm.

6.1. Vấn đề tiền lương.

Tiền lương của Giáo sư, Bác sỹ, y tá, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên trong Trung tâm được trả theo tháng. Cách tính lương hàng tháng của Trung tâm chủ yếu theo hai cách cơ bản tương ứng với hai đối tượng lao động cụ thể trong Trung tâm.

Đối tượng thứ nhất là các Giáo sư, Bác sỹ ở khoa Khám bệnh và các Giáo sư, Bác sỹ đọc kết quả xét nghiệm, đọc kết quả chụp X- Quang, Bác sỹ siêu âm…

Đối tượng thứ hai là các y tá, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên khác trong Trung tâm.

Cụ thể lương hàng tháng của nhân viên trong Trung tâm được tính như sau:

6.1.1. Đối với các Giáo sư, Bác sỹ.

Tổng lương một tháng của một Giáo sư, Bác sỹ được tính theo công thức sau:

Li = Lcbi x Di

Trong đó: Li: Là Tổng lương 1 tháng của bác sỹ i(đồng)

Lcbi: Là lương cơ bản 1 ngày của bác sỹ i(đồng)

Di: Là số ngày công trong tháng tính lương của bác sỹ i

Lương cơ bản một ngày(Lcbi) của mỗi giáo sư, bác sỹ là khác nhau, đó

là mức lương cố định một ngày đi làm của mỗi người. Mức lương này phụ thuộc vào cả các yếu tố khách quan như: thị trường lao động, trình độ chuyên

môn, trình độ văn hoá lẫn các yếu tố chủ quan như quan hệ giữa cá nhân đó với Trung tâm, thoả thuận giữa người lao động và Giám đốc Trung tâm.

Ngày công( Di) được tính theo buổi. Nếu đi làm một buổi sáng sẽ được

tính 60% ngày, một buổi chiều được tính 40% ngày công.

Tuy nhiên, trong số các Bác sỹ trong Trung tâm có một số Bác sỹ do tính chất công việc lương tháng được tính theo cách khác. Đó là các Bác sỹ sản khoa, bác sỹ da liễu, bác sỹ nội soi, bác sỹ đọc giải phẫu bệnh…

* Đối với Bác sỹ da liễu: Do số lượng bệnh nhân đến khám có hạn và ít phải làm các xét nghiệm nên lương tháng được tính theo cách sau:

Li = 10 x Tổng số phiếu khám bệnh da liễu trong tháng( nghìn đồng)

* Đối với Bác sỹ sản khoa: Bên cạnh khám bệnh, các Bác sỹ sản khoa còn phải làm các thủ thuật khác vất vả hơn, lương tháng được tính theo công thức sau:

Li = Lcbi x Di + % Doanh thu thủ thuật

* Đối với Bác sỹ nội soi: Khi bệnh nhân làm nội soi do tính chất bệnh tật, Bác sỹ nội soi có thể cho bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm tế bào của sự tổn thương trong dạ dày, tá tràng… làm cơ sở để xác định bệnh án chính xác hơn, lương của các Bác sỹ này được tính như sau:

Li = Lcbi x Di + % Doanh thu sinh tiết tế bào

* Đối với Bác sỹ đọc giải phẫu bệnh: Mỗi lần bệnh nhân làm các xét nghiệm sẽ cần một bác sỹ đọc kết quả giải phẫu bệnh, lương của Bác sỹ này được tính như sau:

Li = ∑( Số phiếu xét nghiệm TBj x Giá trị phiếu j) x 15%

Số phiếu xét nghiệm TBj: Là tổng số phiếu xét nghiệm tế bào j mà tất cả các

bệnh nhân đã làm trong tháng tính lương.

6.1.2. Đối với y tá, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và các nhân viên khác

Lương hàng tháng của các y tá, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên khác trong Trung tâm ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Lương cơ bản một ngày, số ngày công, doanh thu trung bình của năm trước, Doanh thu trung bình một ngày của tháng tính lương… Cụ thể được tính theo công thức sau:

Li = DTCniDTTBni-1 xLcbi xDi

Trong đó: Li: Tổng lương một tháng của mỗi nhân cá nhân i(đồng)

Lcbi: Lương cơ bản một ngày của mỗi cá nhân i(đồng)

Di: Tổng số ngày công đi làm của mỗi cá nhân i( ngày)

DTTBni: Doanh thu trung bình một ngày của phòng ban mà cá

nhân i làm việc trong tháng tính lương(đồng)

DTCni-1: Doanh thu chuẩn trung bình một ngày của phòng ban

mà cá nhân i làm việc trong năm trước.

Lương cơ bản một ngày( Lcbi) của mỗi cá nhân là do thoả thuận giữa

người lao động và Giám đốc Trung tâm. Mức lương này cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ của người lao động, ý kiến chủ quan của Giám đốc…

Số ngày công( Di) cũng được tính như của các Giáo sư, Bác sỹ tức là

tính theo ngày, đi làm một buổi sáng được tính 60% ngày, một buổi chiều được tính 40% ngày công.

Doanh thu trung bình một ngày trong tháng tính lương( DTTBni) phụ

thuộc vào Tổng doanh thu của phòng ban mà cá nhân đó làm việc trong tháng đó và số ngày của tháng đó.

Doanh thu chuẩn trung bình một ngày của năm trước( DTCni-1) phụ thuộc vào Tổng doanh thu của phong ban đó trong năm trước đó và tổng số ngày của năm đó( thông thường tính 360 ngày).

DTCni-1 = Tổng doanh thu theo phòng năm iSố ngày của năm i (360)

Cá nhân nào làm việc ở phong, ban nào thì lương được tính theo dựa vào doanh thu của phòng ban đó. Có một số cá nhân lương được tính theo Tổng doanh thu của toàn bộ Trung tâm đó là những nhân viên thuộc khoa Hành chính- Tổng hợp và khoa Phục vụ.

Hàng năm Trung tâm có hai đợt tăng lương cho tất cả nhân viên, bác sỹ trong Trung tâm vào tháng ba và tháng mười. Mức tăng lương của mỗi cá nhân là khác nhau, phụ thuộc vào hiệu quả làm việc theo đánh giá của Giám đốc Trung tâm.

Qua cách tính lương trên ta thấy Trung tâm sử dụng hình thức trả lương chủ yếu là theo thời gian lao động. Tiền lương hàng tháng của mỗi cá nhân phụ thuộc phần lớn vào số ngày công đi làm trong tháng đó. Sử dụng hình thức này đã khuyến khích nhân viên tích cực đi làm, đồng thời tạo điều kiện cho cả nhân viên và Giám đốc có thể tính toán tiền lương hàng tháng một cách dễ dàng. Tuy nhiên với hình thức này Trung tâm gặp nhiều khó khăn trong quản lý nhân lực do sự ỷ lại, làm việc không tích cực, không có trách nhiệm, năng suất lao động thấp… vì tiền lương mà họ nhận được không liên quan đến kết quả, hiệu quả, sự đóng góp của họ cho Trung tâm. Vì vậy, Trung tâm cần có những biện pháp tích cực khuyến khích nhân viên tích cực làm việc với năng suất cao, có trách nhiệm… dựa trên những đòi hỏi tối thiểu, đồng thời cần có sự đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của nhân viên để có những khuyến khích tài chính kích thích sự đóng góp của người lao động cho Trung tâm.

Thực tế Trung tâm cũng đã có một số quy định cụ thể để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức, thái độ làm việc, rèn luyện phấn đấu học tập trong công tác, đảm bảo sự công bằng trong lao động. Ví dụ, nếu nhân viên đang làm ở vị trí A có mức lương cơ bản cao hơn phải chuyển đổi sang vị trí B có mức lương cơ bản thấp hơn, nếu đã làm việc không dưới 07 ngày trong tháng tính lương sẽ hưởng lương theo chế độ của vị trí B. Ngược lại, nếu làm việc dưới 07 ngày sẽ được hưởng lương theo chế độ của vị trí A. Nếu nhân viên đang ở vị trí B cần học việc ở vị trí A có mức lương cao hơn thì được hưởng lương theo 50% vị trí A và 50% theo vị trí B.

6.2. Thu nhập khác của người lao động tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam.

Bên cạnh vấn đề tiền lương, để khuyến khích, động viên người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, hàng tháng, hàng năm đối với tất cả nhân viên trong Trung tâm từ Giáo sư, Bác sỹ đến y tá, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên phục vụ đều có chế độ đại ngộ hợp lý.

Đối với các Giáo sư, Bác sỹ ngoài tiền lương, hàng tháng những đối tượng này còn được nhận thêm một số khoản tiền khác như: tiền ăn trưa, tiền xe, tiền ô si, tiền làm thêm ngoài giờ( nếu có). Như vậy, tổng thu nhập hàng tháng của các Giáo sư, Bác sỹ tại Trung tâm là:

∑ Thu nhập = Li + Tiền ăn trưa + Tiền xe + Tiền ô sin + Tiền làm thêm ngoài

giờ

Tiền ăn trưa, tiền xe, tiền ô sin đều được tính theo số ngày công trong tháng của mỗi cá nhân. Mỗi ngàyđi làm khi tính tổng thu nhập sẽ được tính thêm các khoản này. Trị giá của các khoản tiền này cũng do thoả thuận giữa người lao động và Giám đôc Trung tâm và thường có hai mức cụ thể cho hai

mức thù lao cao hơn các Bác sỹ. Nếu Giáo sư, Bác sỹ nào làm thêm ngoài giờ sẽ được chấm công và cuối tháng được cộng thêm một khoản tiền làm thêm giờ vào tổng thu nhập.

Đối với các nhân viên khác thì ngoài tiền lương ra nếu làm thêm ngoài giờ sẽ được cộng thêm vào trong tổng thu nhập của tháng đó.

Ngoài ra, trong các ngày lễ, Tết như: 30/ 4, 1/5, Tết Nguyên đán, Tết dương lịch, 27/ 2, 8/3… Trung tâm còn có các khoản tiền thưởng cho toàn bộ nhân viên trong Trung tâm. Mức tiền thưởng này thay đổi hàng năm phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể. Thông thường trong các ngày Tết dương lịch, Tết Nguyên đán, 30-4… thì mức tiền thưởng cho mỗi cá nhân phụ thuộc vào số ngày công của họ. Còn trong các ngày như: 27/2, 8-3… thì mức thưởng là như nhau đối với mỗi nhân viên.

Vào dịp cuối năm, Trung tâm sẽ tổ chức một buổi lễ tổng kết năm để tổng kết kết quả hoạt động của toàn Trung tâm đồng thời trao phần thưởng cho những cá nhân có thành tích lao động xuất sắc trong năm. Có hai mức thưởng tương ứng với hai loại khen thưởng đó là Giấy khen và Bằng khen do toàn bộ nhân viên trong Trung tâm bình bầu. Giấy khen do Giám đốc Trung tâm ký duyệt với mức thưởng thấp hơn so với Bằng khen do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phê duyệt và trao tặng.

Hàng năm Trung tâm cũng lập danh sách đóng bảo hiểm cho một số nhân viên. Những người được đóng bảo hiểm là những người lao động lâu năm tại Trung tâm và có thành tích lao động cao theo đánh giá của Giám đốc Trung tâm. Số lượng lao động được đóng bảo hiểm tại Trung tâm vẫn còn hạn chế.

Như vậy, ngoài vấn đề lương bổng Trung tâm đã có những khuyến khích đáng kể cho nhân viên của mình. Điều này đã tạo động lực cho người

tồn tại một số hạn chế chưa đáp ứng được hết tất cả các nhu cầu phúc lợi của người lao động. Việc phát tiền thưởng cho nhân viên trong những ngày lễ, Tết còn mang tính chất bình quân, chung chung, đôi khi đánh giá không đúng không chính xác thành tích của nhân viên. Vấn đề nghỉ ngơi, giải trí trong Trung tâm chưa được quan tâm một cách thoả đáng, ít tổ chức các cuộc giao lưu,vui chơi, giải trí cho nhân viên… nên không tạo được tinh thần làm việc thoải mái, hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên trong Trung tâm.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG

CÁC TIẾN BỘ Y HỌC VIỆT NAM

Đất nước ta đang trên đà phát triển thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, mở cửa và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. Để tranh thủ, tận dụng được các cơ hội có được do xu hướng toàn cầu hoá tạo ra và khắc phục, vượt qua được những thách thức, khó khăn trong lĩnh vực phát triển con người và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện nay cả Nhà nước lẫn các doanh nghiệp phải tìm ra được những khâu đột phá trong vấn đề Quản lý nguồn nhân lực. Chất lượng Quản lý nguồn nhân lực được nâng cao góp phần không nhỏ vào việc sử dụng có hiệu quả năng lực của nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển, giảm thất nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.

Mục tiêu cơ bản trong những thập niên đầu của Thế kỷ 21 về sử dụng

nguồn nhân lực là phát huy tối đa nội lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao

động phù hợp với các cơ cấu về việc làm, tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Theo dự báo, số việc làm mới cần tạo ra cho thời kỳ năm 2001- 2010 là 13 triệu lao động, bình quân 1,3 triệu lao động trong một năm; trong đó thời kỳ 2001- 2005 cần 7,5 triệu lao động, trung bình cần 1,5 triệu lao động mỗi năm. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần có những phương pháp, nghệ thuật quản lý phù hợp có hiệu quả để người lao động được sử dụng tốt nhất, đảm bảo mức tăng trưởng và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp mình.

học Việt Nam cũng còn tồn tại không ít khó khăn mà Trung tâm chưa khắc phục được. Có những biện pháp để khắc phục những khó khăn, tồn tại đó của Trung tâm là một yêu cầu cấp thiết không chỉ về phía bản thân Trung tâm mà còn cần có sự hỗ trợ của phía Nhà nước.

Qua thời gian thực tập tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam và quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu em đã tìm ra được một số giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc hiện tại của Trung tâm trong vấn đề Quản lý nguồn nhân lực như sau:

I. VỀ PHÍA BẢN THÂN TRUNG TÂM

Để nâng cao chất lượng của công tác Quản lý nguồn nhân lực tại Trung tâm thì trước hết chính bản thân Trung tâm phải tự mình thực hiện các giải pháp thích hợp và hữu hiệu nhất. Trước tiên, Trung tâm cần đổi mới quan điểm, tư duy và nhân thức về công tác quản trị con người. Trên cơ sở các chính sách vĩ mô của Nhà nước, Trung tâm cần phải có quan điểm hết sức rõ ràng về vấn đề lao động và quản trị nguồn nhân lực của mình. Phải thực sự coi đây là nguồn tài nguyên quý giá nhất của hoạt động kinh doanh của Trung tâm, người lao động không phải chỉ là đối tượng để khai thác mà phải coi họ là chủ thể của quá trình kinh doanh, là yếu tố quyết định sự thành bại của Trung tâm. Khi khai thác nguồn lực này cần chú ý đến cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Xoá bỏ cơ chế quản lý hành chính nhân viên để chuyển sang cơ chế quản trị nhân lực. Chuyển đổi việc quản trị nhân lực từ quan điểm “Tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành, tăng hiệu quả” sang quan điểm “đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn, có lợi

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w