Cơ cấu tổ chức của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam (Trang 37 - 40)

I. TỔNG QUÁT VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ Y HỌC VIỆT

3.Cơ cấu tổ chức của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam

sau đây:

- Khám chữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế theo nhu cầu cho người dân.

- Nghiên cứu, thu thập, tổng hợp các vấn đề liên quan đến các tiến bộ y học để từ đó ứng dụng vào thực tiễn trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam nói chung và ở Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam nói riêng.

- Thực hiện dịch vụ tư vấn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực y học theo nhu cầu thực tiễn đặt ra.

- Thực hiện các dịch vụ y học( lập luận chứng kinh tế, hồ sơ chuyển giao công nghệ thông tin, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học…) có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Trung tâm.

- Thực hiện các dịch vụ y tế theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- Hợp tác với các tổ chức khoa học, cá nhân trong và ngoài nước về các lĩnh vực triển khai, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm và chuyên gia, tham quan, khảo sát, hội thảo khoa học, triển lãm trưng bày…

3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam học Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam hiện nay có thể khái quát thông qua mô hình sau đây:

Sơ đồ 4: Mô hình cơ cấu tổ chức của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam

- Ban Giám đốc Trung tâm gồm 3 người: Giám đốc Trung tâm: Tiến sỹ, Bác sỹ, Nhà văn: Nguyễn Minh Hồng và 2 Phó Giám đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của Trung tâm. Trong Ban giám đốc quyền lực tập trung vào Giám đốc, hai Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động của khoa Khám bệnh, nghiên cứu khoa học và quản lý chung.

- Hội đồng chuyên môn bao gồm 05 người: Có chức năng cố vấn cho Giám đốc trung tâm trước khi ra các quyết định đồng thời giúp đỡ, hội chẩn cho các bác sĩ khác Trung tâm khi gặp vấn đề khó khăn về chuyên môn. Khi cần giải đáp một vấn đề nào đó khó khăn cần có sự ý kiến tập thể, Giám đốc Trung tâm sẽ đưa vấn đề đó ra trước Hội đồng chuyên môn để bàn bạc với các thành viên của Hội đồng chuyên môn và đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý nhất. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng là của Giám đốc. Như vậy, quan hệ giữa Hội đồng chuyên môn và Giám đốc là quan hệ tham mưu.

- Khoa hành chính tổng hợp: Bao gồm Trưởng và phó khoa, Kế toán, Thủ quỹ, Nhân viên hành chính đánh máy vi tính, nhân viên quầy thuốc,…Có chức năng thực hiện các công việc liên quan đến hành chính.

- Khoa khám bệnh: Chức năng chính của khoa là khám chữa bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân tuỳ theo từng chuyên khoa. Khoa khám bệnh có một Phó giám đốc thuộc Ban giám đốc và các Giáo sư, Bác sỹ thuộc các chuyên khoa khác nhau.

- Khoa chẩn đoán hình ảnh: Chức năng chủ yếu là thực hiện các yêu cầu phục vụ cho việc khám chữa bệnh của bệnh nhân trên cơ sở chỉ định của Bác sĩ khám. Bao gồm 05 phòng khác nhau như: Siêu âm, X. Quang, Điện tim đồ, Điện não đồ và Nội soi. Mỗi phòng có 01 hành chính trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về các hoạt động của phòng đó. Ngoài ra, có các Bác sỹ, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thực hiện các công việc của phòng.

- Khoa xét nghiệm: Chủ nhiệm khoa là Tiến sỹ y khoa, Bác sỹ - chịu trách nhiệm trước Giám đốc cũng như chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm. Hành chính trưởng của khoa xét nghiệm chịu trách nhiệm trước trưởng khoa và và quản lý chung của khoa. Ngoài ra, có các y sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, nhân viên, hướng dẫn viên là những người thực hiện các công việc hang ngày của khoa.

- Khoa phục vụ: Bao gồm các phòng ban như: Tổ hướng dẫn, tổ công vụ, tổ doanh trại, tổ xe, tổ bảo vệ. Thực hiện chức năng phục vụ cán bộ Trung tâm và bệnh nhân.

Qua sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam là cơ cấu quản lý trực tuyến. Tất cả các khoa trong Trung tâm đều chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Mặc dù, mỗi phòng ban đều có một trưởng phòng nhưng trong thực tế tất cả các nhân viên trong Trung tâm đều chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Các hoạt động tổ chức lãnh đạo của Trung tâm được Giám đốc điều hành theo tuyến dọc. Các khoa trong Trung tâm độc lập với nhau và chỉ chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Như vậy, trong công tác quản lý của mình, Giám đốc có thể biết được nhân viên của mình đang làm gì, phát hiện được những yếu kém hay sai sót của nhân viên một cách nhanh chóng. Đồng thời, với cơ cấu này các nhân

ý kiến về các vấn đề liên quan đến các công việc của Trung tâm và từng cá nhân. Mặt khác, với ưu điểm là đơn giản, rõ ràng về quyền lực, nhiệm vụ và hành vi, cơ cấu tổ chức của Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi cho Giám đốc trong việc ra quyết định; dễ dàng kiểm tra, kiểm soát, giải quyết các mâu thuẫn nội bộ trong Trung tâm. Mỗi khoa, phòng trong Trung tâm đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, rõ ràng, trực tiếp thừa hành quyết định của Giám đốc do đó sẽ tránh được tình trạng mâu thuẫn, xích mích giữa các phòng. Tuy nhiên, với cơ cấu này các khoa phòng do chỉ chịu sự kiểm tra giám sát trực tiếp của Giám đốc nên có thể sẽ làm việc một cách đối phó, không tích cực ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của công việc. Ngoài ra, các phòng khoa độc lập với nhau nên sẽ thiếu sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Một mình Giám đốc quản lý nếu không có tầm quản lý rộng, không có kỹ năng chuyên môn quản lý tốt… thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý của mình.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ y học Việt Nam (Trang 37 - 40)