III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn lý thuyết: - Cho học sinh nêu cách so sánh 2 số TN. - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Hoạt động 2: Thực hành.
GV tổ chức, hớng dẫn cho học sinh tự làm rồi chữa các bài tập. Chẳng hạn, cho học sinh làm các bài tập trong vở bài tập rồi chữa các bài tập đó.
Bài 1: HS đọc, viết số theo mẫu. Gọi học sinh đọc số.
Gọi học sinh lên bảng viết số.
Bài 2: Khi chữa bài nên lu ý học sinh tự nêu đặc điểm của các tự nhiên các số lẻ, các số chẵn liên tiếp. Chẳng hạn: 2 số lẻ liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị.
Bài 3: Khi chữa bài nên hỏi học sinh các so sánh đáp số tự nhiên có cùng chữ số.
Bài 4: Khi chữa bài nên yêu cầu học sinh nêu dấu hiệu chia hết cho 3 , 9, 2, 5; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chi hết cho 5…
Chẳng hạn: Số chia hết cho cả 2 và 5 là 0. Để tìm ra chữ số cần điền vào chỗ chấm 37… là 0 phải lấy phần giao nhau giữa hai dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 2, 4, 6, 8. Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 5.
Chữ số 0 có trong cả hai dấu hiệu chia hết, 0 là phần giao nhau của hai dấu hiệu này. Vậy số chia hết cho cả 2 và 5 là số có chữ số ở tận cùng bên phải là 0.
Bài 5: Cho học sinh làm bài và chữa bài với kết quả nh sau: a. Số bé nhất có 4 chữ số là: 1000
b. Số lớn nhất có 4 chữ số là: 9999
c. Số bé nhất gồm 4 chữ số 0, 1, 2, 3 là: 1023. d. Số lớn nhất gồm 4 chữ số 0, 1, 2, 3 là: 3210
Nếu còn thời gian, GV nêu cho HS làm thêm bài tập trong SGK.