a. Tình hình kinh tế
- Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.
của Mĩ vượt Đức hai lần, vượt Anh 4 lần, than gấp hai lần Anh và Pháp gộp lại.
- GV nêu câu hỏi: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc?
- HS dựa vào vốn kiến thức của mình trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nguyên nhân là do:
+ Mĩ giàu nguyên liệu, nhiên liệu giàu có, có nguồn nhân lực dồi dào.
+ Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi trước.
+ Có thị trường rộng lớn.
- GV nêu câu hỏi: Tình hình nông nghiệp Mĩ phát triển như thế nào? - HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét trình bày và phân tích: Nông nghiệp Mĩ có bước phát triển đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp lượng thực cho châu Âu. - HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp Mĩ.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các công ty độc quyền diễn ra như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền, hình thức chủ yếu là Tờ rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được việc hình thành các công ty độc quyền chi phối các hoạt động kinh tế của nước Mĩ.
- GV nhấn mạnh để HS thấy rõ Mĩ không chỉ phát triển kinh tế ở trong nước mà còn vươn lên phát triển
- Nguyên liệu:
+ Mĩ giàu nguyên liệu, nhiên liệu giàu có, có nguồn nhân lực dồi dào.
+ Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi trước.
+ Có thị trường rộng lớn.
Nông nghiệp: Nông nghiệp Mĩ đạt thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.
- Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức chủ yếu là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.
ngoại thương và xuất cảng tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Can-na-đa, các nước vùng Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc.
Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày và phân tích: Chế độ chính trị ở Mĩ la nơi điển hình của chế độ hai đảng (Đảng cộng hòa - đại diện cho lợi ích của đại tư sản và Đảng dân chủ - đại diện cho lợi ích của tư sản nông nghiệp và trại chủ) thay nhau lên cầm quyền song đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
GV nhấn mạnh thêm: Tuy có khác nhau về một số chính sách và biện pháp cụ thể nhưng đều nhất trí trong việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao động, cũng như đường lối bàng trướng ra bên ngoài.
- GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để minh chứng cho chính sách phân biệt đối xử giữa người da đen và người da trắng.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết chính sách đối ngoại của Mĩ?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý:
+ Đây là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những đất đai rộng lớn ở miền Trung và Tây của thổ dân In-đi- an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.
+ Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng khu vực Mĩ - Latinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
b. Tình hình chính trị
- Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, Đảng cộng hòa và Đảng dân chủ thay nhau cầm quyền.
- Thống nhất việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao động, cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài.
- Chính sách đối ngoại;
+ Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.
+ Bành trướng khu vực Mĩ-Latinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-líp-pin... Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
4. Sơ kết bài học
- GV tổ chức cho các em trả lời các câu hỏi: Tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Đức và Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Yêu cầu HS chỉ trên biểu đồ vị trí kinh tế và lược đồ chính trị thế giới để thấy được sự thay đổi về vị trí kinh tế và thuộc địa của các đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và cho nước.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới. - Trả lời câu hỏi SGK.
CHƯƠNG 3
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
(TỪ ĐẦU THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX)BÀI 36 BÀI 36
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂNI. MỤC TIÊU BÀI HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được
1. Kiến thức
- Nắm được sự ra đời và tình cảnh của giai cấp công nhân công nghiệp, qua đó giúp các em hiểu được cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản lớn mạnh dần. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản đã nảy sinh và càng gay gắt, dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Nắm được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những mặt tích cực và hạn chế của hệ tư tưởng này.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giúp HS nhận thức sâu sắc được quy luật "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh", song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn.
- Thông cảm và thấu hiểu được tình cảnh khổ cực của giai cấp vô sản.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử nói về đời sống của giai cấp vô sản công nghiệp, những hạn chế trong cuộc đấu tranh của họ. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tư tưởng xã hội không tưởng. - Kỹ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.