- Tôn giáo - Văn học - Sử học - Kiến trúc
- Nghệ thuật dân gian
- HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê.
- GV: Sau khi lập bảng thống kê GV có thể treo lên một bảng thông tin phản hồi đã được chuẩn bị sẵn ở nhà.
- HS: Đối chiếu phần của mình tự làm với bảng thông tin phản hồi của GV để chỉnh sửa cho chuẩn xác.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về Văn hóa - Giáo dục thời Nguyễn?
- Trả lời: Văn hóa giáo dục thủ cựu nhưng đã đạt nhiều thành từu mới. Có thể nói nhà Nguyễn có những cống hiến, đóng góp. Giá trị về lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Đại thi hào Nguyễn Du, di sản hóa thế giới: Cố đô Huế, sử sách đến giờ vẫn chưa khai thác hết... để lại một khối lượng văn hóa vật thể và phi vật thể rất lớn.
chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
Đô thị tàn lụi dần.
III. Tình hình văn hóa - giáo dục giáo dục Các lĩnh vực Thành tựu - Giáo dục - Tôn giáo - Văn học - Sử học - Kiến trúc - Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỷ trước. - Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo. - Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. - Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí...
- Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành Lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội. - Tiếp tục phát triển.
- Nghệ thuật dân gian
4. Củng cố
- Ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn. - Đánh giá chung về nhà Nguyễn.
5. Dặn dò
- HS học bài, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thời Nguyễn.
BÀI 26
TÌNH HÌNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRANH CỦA NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được
1. Về kiến thức
- Giúp HS hiểu từ đầu thế kỷ XIX tình hình chính tri xã hội Việt Nam dần dần trở lại ổn định, nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.
- Mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chiagc ngày càng tách biệt, bộ máy quan lại sa đọa, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng ra hầu hết cả nước, lôi cuốn cả một bộ phận binh lính.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng.
3. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam.
- Một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn. Nhận xét của em về tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn.
Câu 2: Mọi tình hình công thương nghiệp thời Nguyễn.
2. Dẫn dắt vào bài mới
Để hiểu được tình hình kinh tế và những chính sách nội trị và ngoại trị của nhà Nguyễn có tác động như thế nào đến tình hình xã hội? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 26.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV giảng giải: Nhà Nguyễn lên ngôi sau một giai đoạn nội chiến ác liệt, tình hình chính trị - xã hội phức tạp, chế độ phong kiến đang trên bước đường suy tàn. Bản thân nhà Nguyễn lại đại diện cho tập đoàn phong kiến thống trị cũ, vì vậy đã chủ trương duy trì tình trạng kinh tế xã hội cũ, tăng cường tính chuyên chế nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình.
Trong bối cảnh lịch sử đó các giai cấp trong xã hội Việt Nam không có gì thay đổi song tình hình các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội ít nhiều có sự biến đổi.
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn.
- HS theo dõi SGK. - GV chốt ý:
GV có thể giảng giải thêm về tình hình của các giai cấp trong xã hội thời Nguyễn.
Triều đình nhà Nguyễn đã cố gắng hoàn chỉnh bộ máy thống trị nhằm ổn định tình hình xã hội song không ngăn chặn được sự phát triển của tệ tham quan ô lại.
+ Dưới thời Nguyễn hiện tượng quan lại tham nhũng sách nhiễu nhân dân rất phổ biến. GV có thể trích đọc các câu ca dao, lời vua Tự Đức trong SGK để minh họa.
+ Ở nông thôn bọn địa chủ cường hào tiếp tục hoành hành, ức hiếp nhân dân.
GV trích đọc lời Nguyễn Công Trứ để minh họa thường xuyên.
+ Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự...
- HS nghe, ghi chép.
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV giảng tiếp: Trong bối cảnh vua, quan