- Về kinh tế:
1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức
rõ:
Từ những năm 1848 - 1849 một cao trào Cách mạng tư sản lại diễn ra sôi nổi ở châu Âu. Ở Pháp nhằm lật đổ bộ phận tư sản tài chính, thiết lập nền cộng hòa thứ 2, tạo điều kiện cho cách mạng tư bản phát triển. Ở Đức và Italia ngoài nhiệm vụ thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến còn thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước, mở đường cho cách mạng tư bản đi lên.
- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình nước Đức trước khi thống nhất?
- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý:
+ Đến giữa thế kỷ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, Đức từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo đường lối tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào sản xuất: sử dụng máy móc, thuê mướn công nhân, đẩy mạnh khai thác... tạo nên tầng lớp quý tộc tư sản gọi chung là Gioong-ke.
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, là trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa (GV kết hợp việc trình bày với chỉ lược đồ về nước Đức để thấy được tình trạng chia rẽ của quốc gia này).
- GV nêu câu hỏi:Yêu cầu cấp bách của Đức là làm gì để phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa?
- HS trả lời câu hỏi.
GV kết luận: Yêu cầu cấp bách lúc này là thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng phân tán, chia rẽ.
- GV trình bày và phân tích: Ở Đức do sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản và quý tộc phong kiến, giai cấp vô sản chưa đủ trưởng thành để tiến hành thống nhất đất nước bằng con đường Cách mạng - con đường "Từ dưới lên", quá trình
- Tình hình nước Đức:
+ Giữa thế kỷ XIX kinh tế tư bản chủ nghĩa Đức phát triển nhanh chóng, Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Phương thức kinh doanh theo lối tư bản đã xâm nhập vào các ngành kinh tế.
+ Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa → đặt ra yêu cầu cần thống nhất đất nước.
- Đức tiến hành thống nhất bằng vũ lực "Từ trên xuống" thông qua các cuộc chiến tranh với các nước khác.
thống nhất đất nước được thực hiện bằng con đường chiến tranh vương triều - "Từ trên xuống", thông qua ca của quí tộc Phổ - đại diện là Bi-xmác. Với mx chính sách phản động đã dưa nước Đức trở thành một đồn lũy phản động, nhất là nguồn gốc chủ yếu dẫn đến chủ nghĩa quân phiệt xâm lược và là trung tâm xảy ra các cuộc chiến tranh ở châu Âu.
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV sử dụng lược đồ quá trình thống nhất Đức để trình bày diễn biến quá trình thống nhất nước Đức.
- Gọi 1 - 2 HS lên bảng trình bày lại quá trình thống nhất Đức để củng cố kiến thức mục này.
- Quá trình thống nhất Đức chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:
+ Năm 1864 Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê- xvích hai địa bàn chiến lược quan trọng ở Ban Tích và Bắc Hải. Đan Mạch phải ký hòa ước (10 - 1864) đồng ý trao hai công quốc cho Áo và Phổ, sau đó Phổ gạt Áo làm chủ hai công quốc này.
+ Năm 1866 Bi-xmác gây chiến tranh với Áo, Áo thất bại phải rút ra khỏi liên bang Đức và chấp nhận để Phổ thành lập một liên bang mới.
- Kết quả: Năm 1867 Liên bang Bắc Đức ra đời gồm 18 quốc gia Bắc Đức và 3 thành phố tự do, hiến pháp được thông qua.
- Năm 1870, 1871 Bi-xmác tiến hành chiếm Pháp, Pháp phải ký hiệp định đầu hàng thu phục được các bang miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước.
- GV giải thích rõ: Việc thống nhất nước Đức mang tính chất một cuộc Cách mạng tư sản tạo điều kiện cho kinh tế tư bản cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Đức.
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Tình hình I-ta-li-gia- cô-banh trước khi thống nhất đất nước?
- Quá trình thống nhất Đức:
+ Năm 1864 Bi-xmác tấn công Đan Mạch chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê- svích thuộc Bắc Hải và Ban Tích.
+ Năm 1866 Bi-xmác gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập một liên bang Bắc Đức.
- Năm 1870 - 1871 Bi-xmác gây chiến với Pháp thu phục các bang miền Nam hoàn thành thống nhất Đức.