- Về kinh tế:
B. ĐỨC VÀ MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1 Kiểm tra bài cũ
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Tình hình kinh tế, chính trị nổi bật của Anh và Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh và Pháp?
Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các đặc điểm của đế quốc Anh và Pháp?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu Anh, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đó là hai nước tư bản già. Còn hai nước tư bản trẻ là Đức và Mĩ quá trình chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ lí giải vấn đề trên.
Các hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết những biểu hiện phát triển công nghiệp của Đức sau khi thống nhất? - HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét trình bày và phân tích: Sau khi thống nhất đất nước tháng 1 - 1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ 1870 - 1900 sản xuất than tăng 4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như kĩ nghệ điện, hóa chất... Đức đạt thành
I.NƯỚC ĐỨC
- Sau khi thống nhất đất nước tháng 1- 1871, nên kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.
tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của công nghiệp Đức?
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Nguyên nhân công nghiệp Đức phát triển là:
Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh với Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân lực dồi dào.
- GV giới thiệu những số liệu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Đức trong những năm 1890 - 1900 là 163% và bảng thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu trong SGK để thấy được việc xuất khẩu hàng hóa tăng lên rõ rệt.
- Sau đó, GV kết luận: Đến đầu năm 1900, Đức đã vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp Đức dẫn đầu châu Âu thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mĩ.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển của công nghiệp đã tác động như thế nào đến xã hội?
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 - 1901 dân cư thành thị tăng từ 36% đến 54,3% . Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp bến cảng xuất hiện. - GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra như thế nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- Nguyên nhân: Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh với Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân lực dồi dào.
- Tác động xã hội: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp, bến cảng xuất hiện.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích: + Quá trình tập trung sản xuất cà hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Các-ten và Xanh-đi-ca.
GV dẫn chứng: Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 3/4 tổng số điện lực, trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận có 7% thôi; số lượng Các-ten tăng lên nhanh chóng: năm 1905 có 835, đến năm 1911 có tới 550 - 600. + Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính. Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ.
- GV nêu câu hỏi: Tình hình nông nghiệp Đức phát triển như thế nào? - HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân trên là do: Việc tiến hành cách mạng không triệt để, phần lớn ruộng đất nằm trong tay quí tộc và địa chủ; phương pháp canh tác vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến.
- GV nhấn mạnh: Hậu quả của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hóa sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho địa chủ, phú nông hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.
Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày và phân tích về chính trị:
+ Hiến pháp 1871 qui định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao như tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội. Quyền lập pháp trong tay hai viện: Thượng viện và Hạ viện nhưng quyền
- Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Cácten và Xanh-đi-ca.
- Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính.
- Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.
Tình hình chính trị:
-Đức là một Liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao.
lực bị thu hẹp, các bang vẫn giữ hình thức vương quốc tức có cả vua, chính phủ và quốc hội.
GV nhấn mạnh cho HS thấy rõ: Phổ là bang lớn nhất trong Liên bang Đức, vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn: Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức là Thủ tướng Phổ.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc hóa tư sản, đây là lực lượng đã lãnh đạo cuộc thống nhất đtn bằng con đường vũ lực có vị thế chính trị, kinh tế và giữ vai trò quan trọng khi Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- GV giúp HS thấy rõ: Mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
- GV nêu câu hỏi: Nêu chính sách đối ngoại của Đức?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý:
+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa thế giới.
+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc. - GV nêu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức?
- Sau khi HS trả lời GV chốt ý: Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày và phân tích: Cuối thế kỷ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất trên thế giới. Về sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh, sản xuất thép và máy móc đứng đầu thế giới. Năm 1913 sản lượng gang, thép
- Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
- Chính sách đối ngoại:
+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới.
+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp càng sâu sắc. - Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức: là chủ nghĩa quân phiệp hiếu chiến.