TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

Một phần của tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 10 (Từ bài 21 đến bài 40). (Trang 44 - 45)

I. Các thời kỳ phát triển và xây dựng đất nước

TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

PHONG KIẾN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học giúp HS nhớ và hiểu:

1. Về kiến thức

- Văn học Việt Nam trong các thế kỷ trước năm 1858 đã để lại cho đời sau một truyền thống yêu nước quý giá và rất đáng tự hào.

- Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.

- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức dân tộc, lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức phát huy lòng yêu nước.

3. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, liên hệ.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC

- Một số đoạn trích trong các tác phẩm hay lời của danh nhân. - Lược đồ Việt Nam thời Minh Mạng.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi 3 HS lên bảng vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý - Trần, Lê sơ, Nguyễn.

- GV gọi một HS trả lời câu hỏi: Hãy trình bày lại một cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc từ X - XVIII.

2. Dẫn dắt vào bài mới

Trong lịch sử gần 3000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp trong đó nổi bật lên là truyền thống yêu nước - một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử vừa thấm đượm vào cuộc sống đang từng ngày vươn cao của dân tộc. Để hiểu được quá trình hình thành, phát triển và tôi luyện của truyền thống yêu nước trong thời kỳ phong kiến độc lập ta cùng nhau tìm hiểu bìa 28.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp

Các hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân

- Trước hết GV có thể đặt câu hỏi để tạo sự chú ý và định hướng nhận thức cho HS: Em hiểu thế nào về hai khái niệm: Truyền thống và truyền thống yêu nước?

- HS vận dụng những hiểu biết của mình để trả lời.

- GV nhận xét và kết luận:

- GV có thể lấy ví dụ về một số truyền thống của dân tộc để minh họa: Truyền thống yêu nước, lao động cần cù, chịu khó, chịu đựng gian khổ, đoàn kết... tính lịch sử và phong tục truyền thống như: nhuộm răng, ăn trầu. Nổi bật nhất là truyền thống yêu nước.

- HS nghe, ghi chép.

- GV giảng tiếp: Truyền thống yêu nước có nguồn gốc từ lòng yêu nước.

Một phần của tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 10 (Từ bài 21 đến bài 40). (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w