Giải pháp về công tác thiết kế, lập tổng dự toán

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng potx (Trang 65 - 66)

c) Cộng đồng dân cư và các đoàn thể nhân dân

3.2.2.2. Giải pháp về công tác thiết kế, lập tổng dự toán

Chất lượng tư vấn thiết kế trong thời gian qua chưa cao, vì phải chiều theo ý lãnh đạo, nếu ngược lại thì nhiều khả năng không có việc làm. Người tư vấn trở thành người nợ, "chủ bảo sao làm vậy", suy nghĩ độc lập bị hạn chế, khó mà đề xuất khuyến cáo. Để khắc phục trình trạng đó, chúng tôi đề nghị:

- Xem xét chi phí cho tư vấn thiết kế, vì: chi phí tư vấn của ta còn thấp, khoảng 3% tổng giá trị công trình, trong khi các dự án vốn ngoài nước từ 9-12%. Do đó khó có khả năng đầu tư chiều sâu cho cả con người lẫn trang thiết bị hiện đại và hệ quả là "tiền nào của ấy".

- Bổ sung nội dung Điều 36 Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8-7-1999 của Chính phủ về thiết kế xây dựng công trình: tư vấn thiết kế, khi nhận thiết kế cho công trình hay một dự án nào đó, thì phải có ít nhất là 3 phương án thiết kế, để chủ đầu tư chọn một trong các phương án đó, có giải pháp tối ưu về mặt kỹ thuật và tối ưu về kinh tế. Nếu không có các phương án theo quy định, thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư không được phê duyệt TKKT-TDT. Quy định tỷ lệ được phép sai sót của tư vấn thiết kế khi lập dự toán. Nếu vượt quá tỷ lệ đó thì phải quy định mức bồi thường vật chất, theo chúng tôi mức bồi thường phải bằng số tiền thiệt hại của công trình đó. Ngoài mức bồi thường vật chất phải xử lý trách nhiệm người có thẩm quyền phê duyệt TKKT-TDT.

- Những công trình lớn, phức tạp rất cần mời tư vấn độc lập phản biện, chi phí sẽ tăng lên, song tìm được phương án tối ưu, sẽ lợi ích hơn nhiều. Nên quy định tổ chức thi chọn một số mẫu thiết kế của các cơ quan quản lý nhà nước. Chúng tôi đề xuất ý tưởng này bởi vì thiết kế của ta hiện nay tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng còn lạc hậu so với các nước. Cho nên nhiều cơ quan xây dựng xong mới thấy kiến trúc xấu, bố trí giao thông trong tòa nhà không hợp lý, công năng sử dụng không tối ưu, lãng phí diện tích sử dụng, trong khi đó diện tích cần thiết thì lại chật hẹp. Từ chỗ đó lại nẩy sinh cải tạo, sửa chữa

gây tốn kém, lãng phí NSNN. Do vậy thực hiện thi chọn mẫu thiết kế thì NSNN sẽ tiết kiệm được một khoản tiền rất lớn về chi phí cải tạo, sửa chữa và sẽ có kiến trúc đẹp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng potx (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)