Khâu phê duyệt TKKT-TDT

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng potx (Trang 32 - 34)

Phê duyệt thiết kế kỹ thuật là xem xét tính hợp lý của hồ sơ thiết kế công trình về kết cấu và các khía cạnh khác liên quan đến công trình. Còn phê duyệt tổng dự toán là xem xét giá trị tổng dự toán có phù hợp với khối lượng so với hồ sơ thiết kế và việc áp dụng đơn giá XDCB có phù hợp với chế độ quản lý ĐT&XD hay không.

Trong thực tế công tác thiết kế thẩm định, phê duyệt TKKT-TDT ở nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều đơn vị còn tình trạng chưa tuân thủ các quy định về nội dung đã phê duyệt trong quyết định đầu tư của dự án. Cho nên công tác quản lý, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn và gây lãng phí, tiêu cực, thất thoát NSNN, như:

- Các dự án ở xa trung tâm các đô thị, đi lại không thuận tiện thì rất phổ biến trình trạng người thiết kế chỉ ngồi ở xưởng thiết kế mà không biết công trình thiết kế nằm ở điểm nào và người làm dự toán lại càng thiếu thực tế, mặc dù tất cả các khoản tiền quy

định cho từng phần việc trên đều thanh toán đủ 100% nhưng khi có những phát sinh do sai lệch thiết kế và thực tế thì bên B lại phải đi tìm cách giải quyết. Quy chế quản lý ĐT&XD hiện nay của ta chưa quy định cụ thể xử phạt, hay bồi thường vật chất cho chủ đầu tư khi kết quả tư vấn còn nhiều sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và giá trị thanh quyết toán công trình;

- Tư vấn thiết kế tính khối lượng xây lắp không chính xác, cho nên phải bổ sung, điều chỉnh tổng dự toán, như: trạm bơm Hà Thanh (Thái Bình) tổng mức đầu tư được duyệt 18 tỷ đồng thực hiện 19,99 tỷ đồng vượt 11%; thủy lợi Tràng Vinh (Quảng Ninh) tổng mức đầu tư được duyệt 114,6 tỷ đồng thực hiện 196 tỷ đồng vượt 71%; trạm bơm La Tiến (Bắc Ninh) tổng mức đầu tư được duyệt 15,6 tỷ đồng thực hiện 19 tỷ đồng vượt 22% [5, tr. 5]. Thậm chí có những dự án vừa thiết kế vừa thi công, đến giai đoạn cuối hoặc khi xong công trình mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hóa các chi phí đã phát sinh. Điển hình như dự án tu bổ tôn tạo Nhà hát lớn thành phố Hà Nội đã hoàn thành từ năm 1997 nhưng tổng dự toán vẫn chưa được phê duyệt; Bộ Văn hóa Thông tin vẫn chưa giải trình được cơ sở xác định giá trị tổng dự toán và số liệu không sát với thực tế [6, tr. 4].

- Chế độ nhà nước quy định về chi phí tư vấn (khảo sát, thiết kế) được tính theo tỷ

lệ thuận trên giá trị công trình. Vì vậy, trong thực tế các nhà thiết kế có xu hướng tăng quy mô và hệ số an toàn của công trình cao hơn mức bình thường để hưởng lợi tiền thiết kế phí và nhà thầu bớt xén khối lượng trong quá trình thi công gây lãng phí và thất thoát vốn đầu tư.

- Quy trình khảo sát lập dự án đầu tư còn nhiều hạng mục chỉ tạm tính, nhằm mục đích làm cho tổng mức đầu tư thấp để dễ trình duyệt. Trong quá trình thi công sẽ

tìm cách điều chỉnh tổng mức đầu tư, như: "nhà số 5 Lê Duẩn từ 142 tỷ đồng lên 250 tỷ

đồng vượt 76%; kho lưu trữ đội cấn Hà Nội từ 23,3 tỷ đồng lên 74,6 tỷ đồng vượt 220%; hạng mục điều hòa không khí của dự án cải tạo nhà trưng bày A1 triển lãm Giảng Võ Hà Nội có tổng dự toán được phê duyệt cao hơn tổng mức đầu tư 49 triệu đồng" [18, tr. 143];

- Khi lập và phê duyệt tổng dự toán, dự toán không theo sát các định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước đã ban hành, không sát với thực tế từng khu vực, thoát ly giá cả thực tế trên thị trường trong từng thời kỳ dẫn đến phê duyệt tổng mức đầu tư quá chênh lệch so với thực tế. Điển hình như:

Bảng 2.1: Tổng mức đầu tư không sát với thực tế

Tên dự án Tổng mức đầu tư Tổng dự toán do tư vấn lập Tổng dự toán qua thẩm định 1. Cầu Hàm Rồng 336.586 tỷ 296.761 tỷ 234.772 tỷ 2. Cầu quản lý 1A (đoạn tránh Phan Rang) 125 tỷ 94,45 tỷ 57,694 tỷ 3. Quốc lộ 18 484 tỷ 397.889 tỷ 335.566 tỷ

Nguồn: Tổng cục Đầu tư và Phát triển năm 1999.

- Thiết kế của một số dự án không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, nên chất lượng công trình không đảm bảo như dự án Nhà hát chèo Kim Mã - Hà Nội, xây dựng từ tháng 3 năm 1985 đến tháng 9 năm 1992 mới hoàn thành. Nhưng năm 1989 đã phát hiện công trình có sự cố bị nứt, do thiết kế có sai sót. Trung tâm Kiểm định Chất lượng Xây dựng đã kết luận có một số sai sót trong thiết kế và ngày 9-7-1996 Bộ Văn hóa đã có Quyết định số 1519/QĐ-KH ngừng hoạt động tại nhà Hát chèo để lập phương án sửa chữa cải tạo. Nhưng đến tháng 12/2004 công trình cải tạo vẫn chưa xong, giá trị cải tạo gấp nhiều lần so với giá trị đầu tư ban đầu, đó là thất thoát, lãng phí và hiệu quả đầu tư của dự án không cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng potx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)