Giải pháp về chủ trương đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng potx (Trang 61 - 62)

c) Cộng đồng dân cư và các đoàn thể nhân dân

3.2.1.2. Giải pháp về chủ trương đầu tư

Chủ trương đầu tư đúng đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngược lại sẽ gây lãng phí lớn, hậu quả kéo dài. Thất thoát do đầu tư sai, do thiếu cơ sở khoa học không phải là nhỏ, công luận phê phán nhiều, bởi đây là chủ trương của "tập thể" những người có chức có quyền nể nang là việc khó tránh, vì vậy rất khó xử lý. Để khắc phục tình trạng này, tác giả xin đề xuất:

- Bổ sung nội dung chuẩn bị đầu tư của Quy chế quản lý ĐT&XD về công khai mời tư vấn phản biện của các Hội, Hiệp hội... Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải thật sự lắng nghe ý khiến của các chuyên gia tư vấn phản biện để tìm ra phương án tối ưu. Nếu ý kiến của các tư vấn can ngăn mà cấp có thẩm quyền không chịu nghe, dẫn đến công trình đầu tư kém hiệu quả, thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường vật chất do quyết định đầu tư không đúng.

- Đối với những dự án lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực, được nhiều người quan tâm, thì nên có các chuyên gia đóng góp ý kiến. Các ý kiến tham gia đóng góp cần được tân trọng trả lời và trả một khoản phí. Hiện nay chế độ của ta chưa có, do đó cần phải được bổ sung để khuyến khích dân chúng tham gia đóng góp.

- Quy chế quản lý ĐT&XD đã quy định cụ thể trong các Điều 10, 11 và 12, việc phân công và phân cấp quản lý các dự án thuộc nguồn NSNN rành mạch, rõ ràng, hạn chế được tình trạng quan liêu, thiếu trách nhiệm và khả năng thất thoát, lãng phí. Tuy vậy, các quy định vẫn chưa chứng tỏ sẽ xử lý được ba căn bệnh trầm kha trong đầu tư xây dựng là các áp lực bên ngoài đối với các chủ đầu tư, các đường dây chạy dự án và tình trạng đầu tư phân tán. Các căn bệnh đó đã gây ra tác hại lớn trong giai đoạn tiền dự án nên Quy chế quản lý ĐT&XD (Điều 10) đã tìm cách ngăn ngừa và hạn chế chúng bằng cách đề cao vai trò của các quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt (tuy vẫn để ngỏ khả năng chấp nhận các dự án chưa có trong quy hoạch). Ngoài ra, Luật NSNN (2004) (Điều 15) quy định Quốc hội quyết định danh

mục các chương trình, dự án quốc gia, các công trình XDCB quan trọng được đầu tư từ nguồn vốn NSNN. Xem ra đã có phần chặt chẽ hơn trước, thế nhưng thất thoát xây dựng vẫn chưa giảm vì điều đó còn phụ thuộc vào chất lượng của quy hoạch và chất lượng của việc thẩm định quy hoạch, phụ thuộc vào thời gian Quốc hội dành cho việc xem xét quyết định các dự án quan trọng quốc gia... Do vậy, đề nghị tất cả các dự án kết cấu hạ tầng KT-XH gắn với lợi ích phát triển quốc gia hoặc liên vùng hay là của một tỉnh, một huyện, thì phải được Quốc hội hoặc HĐND tỉnh xem xét quyết định quy hoạch và chủ trương đầu tư. Có như vậy các đại biểu dân cử mới có điều kiện nói lên nguyện vọng của cử tri và điều hòa các lợi ích khác nhau. Để làm được việc này thì ủy ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội và HĐND tỉnh cần phải bao gồm đủ đại biểu của các tỉnh hoặc các huyện, và phải làm thường xuyên để thẩm tra các văn kiện dự án mà Chính phủ hoặc UBND tỉnh trình duyệt. Riêng đối với các thành phố, thị xã thuộc tỉnh từ loại 3 trở lên, HĐND các đô thị đó cũng cần được phân cấp quyết định quy hoạch và chủ trương đầu tư một số hạ tầng KT-XH để đáp ứng sát, phù hợp và kịp thời hơn nhu cầu của dân cư đô thị. Còn HĐND cấp xã, phường, thị trấn thì đã được phân cấp quyết định đối với các dự án cộng đồng theo quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Quá trình chuẩn bị đầu tư, kế hoạch vốn đầu tư phải chặt chẽ và giám sát nghiêm túc như quá trình thực hiện đầu tư, quy định thời gian chuẩn bị đầu tư để có đủ thời gian xem xét kỹ lưỡng về các giải pháp kinh tế, giải pháp kỹ thuật, tránh tình trạng xem nhẹ công tác chuẩn bị đầu tư như hiện nay. Có như vậy mới giảm bớt hiện tượng nước đến chân mới nhảy và cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đỡ phải chịu áp lực ra quyết định vội vã khi dự án chưa hội đủ điều kiện. Cũng nên cân nhắc khả năng dành hẳn một năm tập trung chấn chỉnh công tác chuẩn bị đầu tư để kế hoạch đầu tư XDCB năm sau hoàn toàn đi vào quỹ đạo đúng quy định của pháp luật, còn trong kế hoạch XDCB của năm đó chỉ có những dự án triệt để hợp thức. Thực tiễn chứng tỏ lối làm việc trước chậm, sau nhanh hạn chế được thất thoát xây dựng và hiệu quả hơn lối làm việc trước nhanh, sau chậm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng potx (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)