buộc)
Để chỉ tình huống khi việc bán một loại hàng hóa được đặt điều kiện là phải mua một loại hàng hóa khác. Một biến thể là buộc mua toàn bộ (full-line forcing) trong đó người bán gây áp lực (hoặc bắt buộc) bắt người mua mua toàn bộ chủng loại sản phẩm trong khi người này lúc đầu có ý định chỉ mua một loại sản phẩm cụ thể nào đó. Bán có điều kiện thỉnh thoảng được dùng như một công cụ phân biệt giá. Mối quan
ngại liên quan đến cạnh tranh xảy ra vì việc ràng buộc có thể ngăn cản cơ hội cho những công ty khác bán những sản phẩm có liên quan hoặc làm tăng rào cản gia nhập (barriers to entry) cho những công ty không cung cấp đủ chủng loại sản phẩm. Một quan điểm đối lập là những hành vi này là cách làm có hiệu quả, có nghĩa là được sử dụng để giảm bớt chi phí của việc sản xuất và phân phối những chủng loại sản phẩm và bảo đảm chất lượng sản phẩm được bán bổ sung cũng tương tự như chất lượng hàng đã được bán trên thị trường. Ví dụ, một nhà sản xuất máy tính có thể yêu cầu khách hàng mua đĩa của chính công ty này sản xuất để ngăn chặn sự hư hại hoặc sự hoạt động kém cỏi do việc thay thế bằng đĩa có chất lượng thấp. Càng ngày thì người ta càng nhận thấy rằng tùy vào các điều kiện thị trường khác nhau mà thỏa thuận bán có điều kiện có thể có những lí do kinh doanh xác đáng. Trong việc quản lí chính sách cạnh tranh, ngày càng có nhiều nhà kinh tế đề nghị rằng cần chấp nhận cách tiếp cận quy tắc hợp lí (rule of reason) cho việc bán có điều kiện.
197. Total Costs (Tổng chi phí)
Xem Chi phí (Costs)
198. Trade Mark (Thương hiệu)
Để chỉ những thứ như từ ngữ, vật biểu tượng hoặc những dấu hiệu khác được doanh nghiệp sử dụng để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của họ với những sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi những doanh nghiệp khác. Một thương hiệu có thể được đăng ký dưới Luật quyền sáng chế (Patent Act) hoặc
Trademark Act (Luật thương hiệu) hoặc những văn bản pháp
luật sở hữu trí tuệ nào có thể được áp dụng. Một thương hiệu thường trở nên quan trọng với chính sản phẩm và có thể trở thành một nguồn gốc tạo nên lợi thế cạnh tranh. Ví dụ khăn giấy “Kleenex” là tên một thương hiệu được sử dụng để chỉ
“khăn tay”, “khăn giấy mỏng”; “Xerox” dùng để chỉ máy photocopy; “Coke” thay vì “nước uống có cola”. Thương hiệu có thể được dùng để thông tin về chất lượng của hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng. Doanh nghiệp khi cấp phép thương hiệu của họ cho người bán lẻ có thể đòi hỏi một số điều kiện trong hợp đồng cấp phép để bảo đảm một chất lượng đồng nhất. Xem Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights), Cấp phép (Licensing).