Competition (Cạnh tranh)

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 30 - 34)

Một tình huống ở thị trường mà trong đó các doanh nghiệp hoặc người bán, một cách độc lập với nhau, cố gắng thu hút khách hàng để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ

thể nào đó, ví dụ như lợi nhuận, doanh số bán, thị phần. Cạnh tranh trong ngữ cảnh như vậy tương đương với sự tranh đua (rivalry). Tranh đua mang tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể xảy ra khi có hai hoặc nhiều doanh nghiệp. Cạnh tranh có thể thông qua giá, chất lượng, dịch vụ hoặc kết hợp các yếu tố trên và các yếu tố khác mà khách hàng đánh giá cao.

Cạnh tranh được coi như một quá trình quan trọng mà qua đó các doanh nghiệp bị buộc phải trở nên hiệu quả và cung cấp nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ với giá thấp hơn. Điều này làm tăng phúc lợi của người tiêu dùng (consumer welfare) và sự phân bố có hiệu quả (allocative efficiency). Nó bao hàm khái niệm “hiệu quả động” (dynamic efficiency). Ở đó, các doanh nghiệp tham gia vào sự cải tiến, đẩy nhanh thay đổi tiến bộ công nghệ. Xem thêm Cạnh tranh tự sát (Cut-Throat Competition), Tính có thể cạnh tranh được (Contestability), Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition), Hiệu quả (Efficiency), Hiệu quả Pareto (Pareto Efficiency), Khả năng có thể cạnh tranh (Workable Competition).

30.Compulsory Licensing (Cấp phép bắt buộc)

Xem Cấpphép (Licensing) 31.Concentration (Tập trung)

Tập trung là tình trạng mà trong đó một số nhỏ các doanh nghiệp hoặc xí nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh trên các chỉ số như tổng doanh thu, tài sản hoặc nhân công. Có ít nhất 4 khái niệm phân biệt nhau đối với thuật ngữ tập trung:

Tập trung tổng thể (Aggregate Concentration) đo lường

Cách thức đo lường này thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế, các nhà xã hội học, các nhà khoa học chính trị chủ yếu trong bối cảnh lí thuyết liên quan tới khả năng thực thi quyền lực kinh tế-chính trị thực tế (hoặc tiềm năng) của các doanh nghiệp lớn do tầm quan trọng kinh tế của họ trong nền kinh tế/ngành/một khu vực địa lí.

Tập trung ngành hoặc tập trung thị trường (Industry or Market Concentration) (cũng thường được gọi là tập trung của người bán (seller concentration) đo lường vị trí tương đối của

các doanh nghiệp lớn trong việc cung cấp một loại hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biệt nào đó như ô tô hay các khoản vay có thế chấp. Lí do nằm đằng sau việc đo lường mức độ tập trung ngành hay thị trường là lí thuyết kinh tế về tổ chức công nghiệp cho rằng: nếu những yếu tố khác không thay đổi, một mức độ tập trung cao của thị trường sẽ dễ có khả năng dẫn các doanh nghiệp đến việc thực hiện các hành vi mang tính độc quyền và điều này sẽ dẫn đến sự phân bổ sai các nguồn lực và hiệu năng kém của hoạt động kinh tế. Sự tập trung thị trường trong bối cảnh như vậy thường được dùng như một chỉ tiêu khả dĩ để đo lường sức mạnh đối với thị trường (market power).

Tập trung của người mua (Buyer Concentration) đo

lường tỉ trọng (tính theo phần trăm) của một sản phẩm nào đó được mua bởi một số ít người mua. Ở trường hợp cực đoan, một người mua duy nhất cho một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó sẽ dẫn đến một tình huống được gọi là sự độc quyền của người mua (monopsony). Sự tập trung của người mua có thể tạo ra thế lực làm cân bằng thị trường (countervailing

power) để đối lại với ảnh hưởng của sức mạnh đối với thị

trường (market power) là cái xảy ra từ mức độ tập trung cao của người bán hay thị trường. Xem thêm thảo luận ở mục

Độc quyền song phương/Độc quyền nhóm bán (Bilateral monopoly/Oligopoly).

Tập trung quyền sở hữu (Ownership Concentration) đo

lường mức độ tỉ trọng cổ phần của một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán bị nắm giữ ở mức rộng (hay mức hẹp). Khái niệm cuối cùng này thường được mở rộng để mô tả tài sản hoặc sự kiểm soát một tài sản của của công ty giữa những cá nhân, gia đình hay pháp nhân kinh doanh khác. Xem thêm Chỉ số tập trung (Concentration Indexes).

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)