Profitability (Khả năng sinh lợi)

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 96 - 98)

Đo lường khả năng sinh lợi là một vấn đề nổi bật trong các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm cả về kinh tế tổ chức

công nghiệp lẫn trong việc giải quyết các trường hợp chống tờ rớt. Một vấn đề đang tranh cãi là ở mức độ nào của khả năng sinh lợi về mặt kế toán thì biểu thị cho sự tồn tại của quyền lực độc quyền.

Có nhiều phương pháp đo lường khả năng sinh lợi đã được thực hiện. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hoặc tài sản được định nghĩa như là lợi nhuận (profits) kế toán chia cho vốn hoặc tài sản. Lợi nhuận có thể được tính trước hoặc sau thuế và có thể bao gồm hoặc không bao gồm khoản trả lãi. Thông thường, khoản trả lãi được loại trừ ra khi tính tỷ suất lợi nhuận của vốn nhưng được gộp vào khi tính tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Tỷ suất lợi nhuận của tài sản phản ánh kết quả hoạt động và kinh doanh chứ không phản ánh quyết định tài chính nên lãi suất kinh doanh nên được loại trừ ra.

Nhiều nghiên cứu thực tế đã sử dụng khái niệm về chi phí-giá bán biên, được định nghĩa là doanh thu trừ đi chi phí khả biến rồi chia cho doanh thu. Cách đo lường này hầu như loại trừ nhiều chi phí về vốn, nhưng được ưa thích vì nó liên hệ với chỉ số Lerner (Lerner Index).

Cuối cùng, một số người sử dụng chỉ số “Tobin q”, được định nghĩa như giá thị trường của một doanh nghiệp chia cho chi phí thay thế tài sản hữu hình. Giá thị trường của doanh nghiệp được quyết định trên thị trường chứng khoán. Bởi vì thị trường chứng khoán sẽ phản ánh khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp nên chỉ số “q” cao hơn sẽ phản ánh khả năng sinh lợi lớn hơn.

Câu hỏi rằng liệu cái nào trong những cách đo lường này có thể được sử dụng để đo lường lợi nhuận kinh tế (xem

Lợi nhuận (Profit)) cũng bị tranh cãi rất nhiều. Hơn nữa, thậm chí ngay cả khi có thể quyết định sử dụng phương pháp

nào, vẫn có sự mâu thuẫn sâu sắc về việc nhận định xem liệu một khả năng sinh lợi cao hơn phản ánh sức mạnh đối với thị trường hay do hiệu quả và kĩ năng lao động cao hơn hẳn.

165. Quasi-Rents (Bán-tiền thuê)

Xem Lợi nhuận đặc quyền/Tiền thuê (Rent)

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 96 - 98)