Rent (Lợi nhuận đặc quyền/Tiền thuê)

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 101 - 102)

Trong kinh tế học hiện đại, tiền thuê dùng để chỉ phần thu nhập của những yếu tố sản xuất có mức cung cố định (đất đai, lao động, vốn). Như vậy, tăng giá những yếu tố này sẽ không làm tăng số lượng có thể sử dụng mà chỉ làm tăng lợi tức cho những yếu tố đó. Điều này khác xa với cách sử dụng thông thường thuật ngữ này, ở đó “rent” được dùng để chỉ những khoản thanh toán cho việc sử dụng những nguồn lực này.

Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ “tiền thuê kinh tế” (economic rent) để chỉ khoản thanh toán cho những yếu tố mà nguồn cung là cố định một cách lâu dài và bán-tiền thuê

(quasi-rent) để chỉ khoản thanh toán được trả cho những yếu

tố mà nguồn cung là cố định nhưng chỉ tạm thời. Sự tồn tại của tiền thuê kinh tế hàm ý rằng các nhân tố không thể bị

phá huỷ hoặc tăng thêm. Bán-tiền thuê tồn tại khi các nhân tố có thể được tăng thêm theo thời gian, hoặc nguồn cung của chúng có thể bị giảm xuống theo thời gian do khấu hao. Những nhân tố điển hình có thể có được tiền thuê hay bán- tiền thuê kinh tế thường được trả một khoản vượt lên khỏi

chi phí cơ hội (opportunity costs) của nó.

Trong trường hợp tiền thuê kinh tế, người cung cấp nhận được một khoản thanh toán vượt khỏi số lượng được yêu cầu để khuyến khích người bán cung cấp các nhân tố. Mặt khác, bán-tiền thuê là lợi nhuận vượt khỏi khoản được đòi hỏi để giữ những nhân tố này hoạt động, nhưng có thể không đủ để khuyến khích được người cung cấp tham gia ở vị trí đầu tiên.

Khi độ khả dụng của hàng hóa bị hạn chế một cách giả tạo (ví dụ bởi luật pháp hạn chế sự gia nhập ngành), thu nhập tăng thêm của những nhà cung cấp còn lại được gọi với thuật ngữ là tiền thuê độc quyền (monopoly rents). Sự tồn tại tiềm năng của tiền thuê độc quyền tạo khuyến khích cho các doanh nghiệp trả tiền để mua quyền kiếm được khoản tiền thuê này. Xem Săn tìm lợi nhuận đặc quyền/Săn tìm đặc lợi (Rent Seeking).

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 101 - 102)