Conscious Parallelism (Quan hệ song hành có ý thức)

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 37 - 38)

thức)

Trong điều kiện độc quyền nhóm bán (oligopoly), các quyết định về giá cả và sản lượng của một doanh nghiệp sẽ có các tác động đáng kể đến đối thủ cạnh tranh của nó. Sau một thời gian lặp lại những hành động đó, các doanh nghiệp trở nên ý thức hoặc nhận thức rõ điều đó và dù không có một thỏa thuận (agreement) công khai nhưng họ phối hợp hành đông như thể là đã tham gia trong hành vi cấu kết hoặc trong một cácten (cartel) để ấn định giá và hạn chế sản lượng. Người ta cho rằng, nếu đi chệch hướng khỏi những hành vi như vậy sẽ dẫn đến sự cắt giảm giá, hạ thấp lợi nhuận và thị phần bất ổn định và những điều này cuối cùng có thể sẽ tạo nên các khuyến khích hơn nữa cho các doanh nghiệp giữ những thỏa thuận ngầm giữa chúng. Hình thức này của hành vi quan hệ song hành có ý thức (conscious

parallel) hoặc cấu kết ngầm (tacit collusion) nói chung có tác

động kinh tế giống nhau như sự phối hợp (combination), âm mưu (conspiracy) hoặc thỏa thuận ấn định giá (price fixing). Tuy nhiên, việc liệu hành vi song hành có ý thức có cấu thành nên các hành vi bất hợp pháp nhằm hạn chế sự cạnh tranh hay không là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi trong cả luật cạnh tranh và kinh tế học. Sự thống nhất giá cả có thể là kết quả bình thường của một hành vi kinh tế hợp lí trong một thị trường với ít người bán và các sản phẩm đồng nhất. Nói một cách khác, quan hệ song hành có ý thức tự nó không nhất thiết được xem như một sự cấu kết hiển nhiên. Vấn đề này nảy sinh nhiều từ bản chất tự nhiên của thị trường hay cấu trúc ngành, trong đó các doanh nghiệp đồng

thời hoạt động hơn là nảy sinh từ các hành vi riêng biệt của từng doanh nghiệp. Xem thêm sự thảo luận trong Thoả thuận (Agreements), Cácten (Cartel), Cấu kết (Collusion).

Một phần của tài liệu Thuật ngữ kinh tế tổ chức công nghiệp và luật cạnh tranh (Trang 37 - 38)